Thứ năm 15/05/2025 10:38

Lợi ích khi uống nước bắp cải ép hàng ngày

Nước ép bắp cải có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư, thải độc gan, chống oxy hóa, thanh lọc máu và cải thiện thị lực.

Nước ép bắp cải cũng giống như các loại nước trái cây khác đều có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Bắp cải chứa nhiều vitamin K, vitamin C, chất xơ và cũng là một nguồn cung cấp vitamin B6 và axit folic dồi dào. Bên cạnh đó, bắp cải chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim,...

Uống nước ép bắp cải là cách tuyệt vời để có được một lượng lớn chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

Ngoài những vitamin vốn có cùng các loại khoáng chất như kali, magiê và canxi, uống nước ép bắp cải là cách tuyệt vời để có được một lượng lớn chất /chu-de/che-do-dinh-duong.topic và chất chống oxy hóa ở dạng dễ tiêu thụ.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Bắp cải chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Uống một cốc nước ép bắp cải mỗi ngày giúp chống lại các mầm bệnh có hại và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thải độc gan: Với đặc tính giàu chất chống oxy hóa, nước ép bắp cải có chứa một trong những chất chống oxy hóa nổi tiếng được gọi là indole-3 carbonite, giúp thải độc gan và giúp gan khỏe mạnh.

Chống lại các gốc tự do: Bắp cải được biết đến với đặc tính giàu chất chống oxy hóa. Tiêu thụ bắp cải hoặc nước ép bắp cải giúp chống lại stress oxy hóa mãn tính, nhờ đó có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư.

Điều trị loét dạ dày: Bắp cải rất giàu chất dinh dưỡng thực vật. Vì vậy, uống nước bắp cải thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của axit. Điều này sẽ giúp điều trị loét dạ dày và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Giảm viêm: Nước ép bắp cải chứa nhiều hợp chất có thể giúp giảm viêm. Viêm là một phản ứng tích cực đối với căng thẳng cấp tính, nhưng viêm lâu dài rất có hại và có thể gây bệnh.

Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần hạn chế tình trạng viêm nhiễm kéo dài càng nhiều càng tốt và uống nước ép bắp cải thường xuyên có thể làm giảm tình trạng này.

Hỗ trợ giảm cân: Uống nước ép bắp cải được coi là một trong những cách hữu ích để giảm cân.

Bắp cải chứa hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần và không chứa bất kỳ chất béo hoặc calo dư thừa. Vì thế, uống nước ép bắp cải thường xuyên giúp giải độc cơ thể khỏi tất cả các yếu tố độc hại và hỗ trợ giảm cân.

Đẹp da: Do chứa phytochemical và chất chống oxy hóa thiết yếu, tiêu thụ nước ép bắp cải có thể chống lại các gốc tự do có hại có thể dẫn đến sự phát triển của các vấn đề về da như mụn trứng cá và thậm chí là thải độc da.

Tốt cho xương: Bắp cải giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, magiê và kali. Uống một cốc nước bắp cải mỗi ngày giúp xương khỏe mạnh, đồng thời bảo vệ xương khỏi bị thoái hóa và yếu đi.

Hỗ trợ giải rượu: Trong trường hợp tiêu thụ lượng cồn dư thừa, bạn hãy nhớ uống một cốc nước bắp cải khi bụng đói vào sáng hôm sau. Do giàu chất chống oxy hóa, nước ép bắp cải giúp giải độc dạ dày và gan hiệu quả.

Thanh lọc máu: Bắp cải là một trong những loại rau lá xanh với nhiều đặc tính chống oxy hóa giúp giải độc máu và có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến máu như cao huyết áp.

Cải thiện thị lực: Bắp cải chứa beta-carotene giúp giữ cho thị lực khỏe mạnh. Uống nước ép bắp cải thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và cải thiện sức khỏe đôi mắt.

Mặc dù mang lại hiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhưng các loại rau họ cải như bắp cải, khi ăn sống có chứa goitrogens - chất gây rối loạn sản xuất hormone tuyến giáp, có thể cản trở chức năng hoạt động bình thường của tuyến giáp. Do đó, những người mắc bệnh tuyến giáp hoặc có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ các loại rau họ cải cũng như nước ép bắp cải.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online