Logistics tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu

THILOGI đã đầu tư, hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics đa phương thức nhằm giảm chi phí logistics, đảm bảo chất lượng nông sản trong quá trình vận chuyển.
Logistics Việt Nam nhiều tiềm năng thành trung tâm trung chuyển của toàn cầu Giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường thế giới, Công ty Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã đầu tư, hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics đa phương thức nhằm giảm chi phí logistics, đảm bảo chất lượng nông sản trong quá trình vận chuyển.

Chuyên biệt hoạt động logistics phục vụ xuất khẩu nông sản

Logistics vẫn luôn là “nút thắt” khiến nông sản Việt xuất khẩu khó cạnh tranh về giá và chất lượng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi phí logistics nông sản của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, chiếm từ 12 - 38% giá thành sản phẩm. Từ câu chuyện logistics “ăn mòn” lợi nhuận, các doanh nghiệp giao nhận - vận chuyển phải đầu tư nâng cao năng lực, xây dựng mô hình logistics chuyên biệt, chất lượng dành cho nông nghiệp.

Logistics tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu
THILOGI vận chuyển nông sản từ nông trường Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang, Quảng Nam

Là doanh nghiệp kết nối hàng nông sản xuất khẩu tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Lào, Campuchia, THILOGI chú trọng đầu tư, phát triển mô hình dịch vụ logistics trọn gói phục vụ nông nghiệp, gồm: Vận chuyển, thủ tục xuất khẩu, kiểm định, khai báo hàng hóa, lưu kho, bảo quản… Phương án vận chuyển và bảo quản tối ưu cùng các chính sách hậu mãi ưu việt giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

THILOGI sở hữu đội xe vận chuyển và container lạnh chuyên dụng (40, 45 feet), đảm bảo nông sản được bảo quản trong nền nhiệt tương thích theo quy định của từng chủng loại. Ngoài ra, hệ thống tổng kho, depot tại các Khu liên hợp nông nghiệp ở Lào, Campuchia, cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai) với tổng diện tích 15.500 m2 và kho, bãi lạnh tại cảng Chu Lai hơn 12.500 m2, góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng lạnh từ khâu sơ chế, phân loại, bảo quản đến vận chuyển, xuất khẩu, giúp đảm bảo chất lượng hàng nông sản và tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

Tháng 9 vừa qua, THILOGI đã thành lập 3 chi nhánh vận tải đường bộ tại Hà Nội, Gia Lai và Đồng Nai, phát triển hệ thống logistics trên cả nước, kết nối mạng lưới đường bộ nội địa và xuyên biên giới. Toàn bộ hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng kịp thời yêu cầu giao nhận vận chuyển của khách hàng từ Lào, Campuchia, khu vực Tây Nguyên đến 2 đầu Nam, Bắc; kết nối với các cửa khẩu như: Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn) hay các cảng: Chu Lai (Quảng Nam), Cát Lái, VICT (TP. Hồ Chí Minh) phục vụ xuất khẩu.

Phát triển logistics đa phương thức, nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu

Nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu, thời gian tới, THILOGI quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư phương tiện, thiết bị tại các vùng nông sản tập trung; kết nối hoạt động giao nhận - vận chuyển đường bộ, đường thủy, phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa và quốc tế.

Logistics tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu
Cảng Chu Lai phục vụ xuất khẩu nông sản với chi phí tối ưu

Cùng với việc tập trung khai thác các tuyến đường mới: Bo Keo (Ratanakiri, Campuchia), Quốc lộ 14E (Quảng Nam) đang được nâng cấp, mở rộng, THILOGI sẽ đưa vào vận hành các trạm trung chuyển tại Ba Tơ (Quảng Ngãi) và Phước Sơn (Quảng Nam), góp phần kết nối toàn tuyến vận chuyển trên cả nước, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Lào, Campuchia về cảng Chu Lai. Bên cạnh đó, THILOGI tiếp tục đầu tư hơn 50 xe đầu kéo và sơ-mi rơ-moóc (giai đoạn 1), bố trí phương tiện có công suất phù hợp với từng cung đường.

Ông Bùi Minh Trực - Tổng Giám đốc THILOGI - cho biết: “Chúng tôi sẽ quy hoạch các tuyến vận chuyển đường bộ, kết nối đường bộ - đường thủy - đường sắt và mở rộng vận chuyển bằng đường hàng không, hoàn thiện dịch vụ logistics đa phương thức, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hoặc kết hợp nhiều dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ vận tải đường bộ tại THILOGI được đánh giá cao về chất lượng với chi phí thấp hơn 10% so với thị trường, đồng thời các biểu phí dịch vụ tại cảng Chu Lai cũng thấp hơn từ 5 - 30% so với các cảng trong khu vực, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với chi phí tối ưu”.

Để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics trong chuỗi giá trị nông sản, THILOGI tiếp tục đầu tư đồng bộ về hạ tầng; mở rộng, kiện toàn hệ thống kho, trạm liên kết trên cả nước, kết nối chuỗi xuất khẩu nông sản (vùng nguyên liệu tập trung - trạm sơ chế - nhà máy - kho lạnh - hệ thống vận tải - cảng biển); đẩy mạnh liên kết với các hãng tàu lớn trong và ngoài nước, ổn định giá cước vận chuyển, qua đó góp phần thúc đẩy sự gắn kết và nâng cao vai trò của logistics trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt trên thị trường thế giới.

Thanh Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: THACO

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 mở ra cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tạo đà thúc đẩy thương mại lúa gạo Việt Nam.
Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam đến năm 2030 coi trọng việc xuất nhập khẩu hàng hoá bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa và cán cân thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Theo điều lệ cuộc thi, từ năm 2022 đến nay, giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới” không trao giải cho giống nào cụ thể mà trao giải cho quốc gia.
Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Trong tháng 11/2023, xuất khẩu thủy sản tăng 6% so với tháng 11/2022, đạt gần 840 triệu USD, trong đó, nhiều mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng trở lại.
Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Nguồn cung tồn kho bất ngờ giảm sâu đã khiến giá xuất khẩu cà phê tăng vọt trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng hơn 200 triệu USD).
Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sản lượng cà phê Arabica niên vụ 2024/25 của Brazil dự báo tăng từ mức 47,63 triệu bao lên 48,41 triệu bao là nguyên nhân khiến giá xuất khẩu cà phê giảm nhẹ.
Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, việc EU áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ tác động ít nhiều đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt.
Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Dư địa thị trường xuất khẩu và nội địa cho viên nén gỗ rất lớn, tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành.
8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

10 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu gần 10,61 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,49 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 17,6% kim ngạch.
Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 587,68 tỷ USD; hóa xuất siêu 24,44 tỷ USD.
Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng vì nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng dịp cuối năm.
8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá đã thành công với 107.000 tấn đường được phân giao cho 8 thương nhân.
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Doanh nghiệp FDI chiếm từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.
Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá.
Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Tháng 10/2023, trong 3 thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá tăng.
Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam liên tiếp đưa ra các quy định mới về chính sách, gây khó khăn khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

11 tháng năm nay, theo thống kê của ngành Hải quan, cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 1,36 triệu tấn, trị giá ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 20/11-26/11.
Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Tháng 10/2023, giá xuất khẩu cà phê bình quân của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục 3.586 USD/tấn.
Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chủ động tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam, Trung Quốc chiếm 98 - 99%, các thị trường khác chỉ chiếm 1 - 2%.
Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng hồi phục những tháng cuối năm

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng hồi phục những tháng cuối năm

Lần đầu tiên kể từ đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trở về mức gần tương đương so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Đông, châu Phi: Đâu là lực cản?

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Đông, châu Phi: Đâu là lực cản?

Thị trường Trung Đông, châu Phi có nhu cầu lớn đối với thủy sản, nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang các thị trường này không dễ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động