Lo ngại tình trạng đầu tư "núp bóng" vẫn hiện hữu trong ngành gỗ

Trong ngành gỗ, nhóm doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đã trở thành một hợp phần quan trọng không thể tách rời. Tuy nhiên, lo ngại tình trạng đầu tư “núp bóng” vẫn hiện hữu, gây ra nhiều rủi ro thương mại và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của toàn ngành.

Tiếp tục là một địa chỉ tích cực về thu hút FDI

Trong báo cáo "Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng 2020 và xu hướng phát triển" nhằm cập nhật những thông tin về đầu tư FDI vào ngành gỗ trong năm 2020 do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam… vừa công bố cho hay, bất chấp các tác động tiêu cực của Covid-19, kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư FDI vào ngành đến hết năm 2020 cho thấy sự phát triển vượt bậc của các DN FDI trong ngành.

Tính đến hết năm, ngành gỗ nhận được 63 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 327,7 triệu USD, 52 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 193,6 triệu USD, 122 lượt góp vốn mua cổ phần, với giá trị góp vốn đạt 244,8 triệu USD. Mặc dù các con số này đều thấp hơn các con số của năm 2019, các con số của năm 2020 tiếp tục khẳng định sự hấp dẫn của ngành trong các hoạt động đầu tư FDI. Các con số của năm 2020 và của các năm trước đó cho thấy ngành gỗ sẽ tiếp tục là một địa chỉ tích cực về thu hút FDI.

3146-xuat-khau-go
Triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng tới kém khả quan do tác động dịch Covid-19

Báo cáo cũng chỉ rõ, nguồn vốn đầu tư FDI chủ yếu từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, chủ yếu tập trung vào các tỉnh Đông Nam bộ. Vốn đầu tư trung bình mỗi dự án nhỏ, và các hoạt động đầu tư tập trung vào sản xuất các sản phẩm gỗ như bàn ghế, giường, tủ, bàn ghế sofa, tủ bếp, gỗ dán… là các đặc điểm chính của các hoạt động đầu tư FDI vào ngành năm 2020. Các đặc điểm này tương đồng với năm 2019.

Cũng giống như năm 2019, xuất khẩu của các DN khối FDI năm 2020 tiếp tục thể hiện tính vượt trội so với khối các DN nội địa. Khối này có 653 DN FDI trực tiếp tham gia xuất khẩu, chiếm 18% trong tổng số DN xuất khẩu, với kim ngạch đạt 6 tỷ USD, chiếm 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

So sánh với con số 2.676 DN và 5,9 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu của khối DN nội địa cho thấy các DN FDI đã vượt xa DN nội địa về quy mô xuất khẩu. Sự vượt trội này có thể là do sự khác biệt về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ và quản lý, quy mô vốn đầu tư, tiếp cận thị trường của các DN FDI so với DN nội địa.

Theo ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trends, mặc dù FDI hiện là bộ phận không thể tách rời của ngành gỗ, một số hoạt động đầu tư FDI ẩn chứa rủi ro lớn và điều này đã và đang làm tổn hại tới ngành gỗ.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - chia sẻ, tình trạng đầu tư chui ở Việt Nam có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Đó là các thương nhân Trung Quốc đến một công ty tại Việt Nam thuê lại nhà máy, ký hợp đồng dưới dạng nhân viên kỹ thuật. Các nhà đầu tư này bỏ tiền ra để tổ chức sản xuất, nhập các mặt hàng gỗ đang bị áp thuế bán phá giá của Mỹ từ Trung Quốc vận chuyển về Việt Nam. Sau đó hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để lấy xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ nhằm né thuế. Một dạng đầu tư núp bóng khác đó là các công ty Trung Quốc vào đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhưng không thuê nhà xưởng, nhân viên... Họ để người Việt đứng tên công ty của người Việt, hoạt động sản xuất của công ty Việt và kho tàng, bến bãi của Việt Nam.

Thực tế, một số hoạt động đầu tư FDI trong các dự án mới, dự án tăng vốn mua cổ phần… tập trung vào các mặt hàng như gỗ dán, tủ bếp, ghế sofa và bộ phận của ghế sofa. Đây là các mặt hàng chứa đựng các yếu tố rủi ro về lẩn tránh thuế nhập khẩu từ Mỹ. Theo ông Nguyễn Liêm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, tình hình đầu tư núp bóng, đầu tư chui đang diễn ra khá nghiêm trọng nhưng để xử lý được rất khó.

Hiện tại Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho ngành gỗ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường này năm 2020 lên tới trên 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN trong cả nước. Điều này có nghĩa rằng, biến động từ thị trường này sẽ có tác động đến toàn ngành, ảnh hưởng đến các mục tiêu mà ngành đặt ra. Đến nay, tín hiệu biến động từ thị trường Mỹ đã rõ ràng. Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ đang tiến hành điều tra về toàn ngành gỗ Việt theo Điều khoản 301. Điều tra này một phần dựa trên cáo buộc rằng có tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng vào ngành gỗ Việt Nam nhằm hưởng lợi thuế nhập khẩu từ Mỹ.

Xây dựng các biện pháp giảm rủi ro

Nhận biết được tính nghiêm trọng của tình trạng đầu tư chui, đầu tư núp bóng, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã và đang nỗ lực kiểm soát tình hình và đưa ra các biện pháp giảm rủi ro. Về phía Bộ Công Thương, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - cho biết, Cục đã lưu ý các hiệp hội, DN và thông báo với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về xuất xứ và sau thông quan. Qua đó nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa của quốc gia khác. Đồng thời, đề nghị các DN không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Về phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Đỗ Xuân Lập cho biết, hiện hiệp hội đang xây dựng bộ tiêu chuẩn cho gỗ nhập khẩu về Việt Nam để gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ thành lập nhóm công tác, phối hợp với địa phương để giải quyết tình trạng này.

Tháng 2/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành nhằm kêu gọi kiểm soát chặt chẽ đối với các hành vi chống gian lận xuất xứ đối với các sản phẩm gỗ. Văn bản đề nghị chính quyền các tỉnh thành kiểm tra các dự án đầu tư FDI để giảm rủi ro trong gian lận xuất xứ, ưu tiên lựa chọn các dự án có tính vượt trội về công nghệ, tham vấn với các hiệp hội gỗ về các dự án đầu tư, xem xét kỹ các dự án đầu tư sản xuất các mặt hàng có yếu tố rủi ro gian lận.

Nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện hiệu quả kêu gọi này đòi hỏi các tỉnh cần có sự quan tâm thích đáng tới các hoạt động đầu tư FDI tại địa phương mình, thiết lập các cơ chế kiểm tra, giám sát, với sự tham gia của các bên liên quan. Trong bối cảnh này, phối hợp với hiệp hội quốc gia và các hiệp hội địa phương, các DN nội địa cũng như các DN FDI làm ăn chân chính có vai trò then chốt để thực hiện hiệu quả việc kiểm tra giám sát, nhằm loại bỏ rủi ro về đầu tư chui, đầu tư núp bóng trong đầu tư FDI vào ngành.

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho hay: Với thị trường trong nước, việc đầu tư núp bóng sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây xáo trộn môi trường kinh doanh. Đối với quốc tế, đầu tư núp bóng để gian lận xuất xứ sẽ làm hình ảnh ngành gỗ Việt Nam bị hoen ố. Các nước sẽ đưa ra một loạt chính sách về thương mại, các hàng rào kỹ thuật đối với Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

Đó là khẳng định của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu Xuất khẩu 2025 (HCM City Export).
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Chợ Cồn - 40 năm chuyển mình cùng thành phố Đà Nẵng

Chợ Cồn - 40 năm chuyển mình cùng thành phố Đà Nẵng

Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng vừa tổ chức chương trình 'Chợ Cồn – phát triển cùng thành phố Đà Nẵng' để chào mừng nhiều dấu mốc quan trọng.
HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025 không chỉ là nơi để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, mà còn gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.
Cẩn trọng với

Cẩn trọng với 'cạm bẫy' khi xuất khẩu sang Algeria

Dù tình trạng lừa đảo qua Internet tại Algeria không phổ biến, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam vẫn được khuyến cáo thận trọng, kiểm tra và xác minh đối tác.
Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

Theo thông báo của Ủy ban thuế Philippines (TC), nguyên đơn đã rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá xi măng Việt Nam.
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Infographic | Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt 1,77 tỷ USD

Infographic | Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt 1,77 tỷ USD

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt 1,77 tỷ USD.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Lâm Đồng dự kiến hợp tác với Vietnam Airlines quảng bá bơ đặc sản trên chuyến bay đến Hàn Quốc, hướng đến mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng bơ.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Để nông sản Điện Biên có chỗ đứng trên thị trường, cần một giải pháp tổng thể, giải quyết các điểm nghẽn và hướng tới phát triển bền vững.
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Việc yếu và thiếu những sản phẩm chất lượng, chưa có các thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường đang là rào cản của nông sản Điện Biên.
Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tiếp tục tổ chức buổi tập huấn cho thành viên tại TP. Hồ Chí Minh qua đó nhằm nâng cao gia tăng giao thương hàng hóa.
Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

Gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop đã công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4.
Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Doanh nghiệp, người dùng hưởng lợi từ công nghệ truy xuất nguồn gốc

Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Với nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều khởi sắc, song, số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản còn bỏ ngỏ.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ'

Sáng 21/3, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ" và phát trực tiếp trên các nền tảng số của báo.
Mobile VerionPhiên bản di động