Lô cà phê đặc sản đầu tiên chuẩn bị được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Ngày 5/7, lô container cà phê đặc sản đầu tiên của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì? 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD

Theo đó, lô hàng của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) xuất khẩu cho một khách hàng tại Nhật Bản.

Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này cũng đã xuất nguyên container hàng đặc sản đi thị trường châu Âu.

Vùng trồng cà phê đặc sản xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak)
Vùng trồng cà phê đặc sản xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak). Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Cà phê đặc sản là một loại cà phê đến từ các vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến của cà phê đặc sản tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Để được coi là cà phê đặc sản, sản phẩm này phải đạt từ 80 điểm trở lên trong quá trình đánh giá.

Cà phê đặc sản trong lô hàng này được trồng tại Hợp tác xã Eatan - Krongnang, với độ cao trên 800m so với mặt nước biển. Vùng trồng này có nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển và cho ra một loại cà phê chất lượng vượt trội.

Sau khi được hái chín bằng tay với tỷ lệ 100%, cà phê được chế biến, sau đó được rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.

Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.

Ông Lê Đức Huy - Tổng giám đốc Simexco Daklak - cho hay, khách hàng mua cà phê đặc sản thường rất khắt khe và đòi hỏi sự ổn định chất lượng cho cả lô hàng. Để đáp ứng được yêu cầu này, Simexco đã dành nhiều năm để khách hàng có thể thử nghiệm và duyệt mẫu trước khi xuất đơn hàng này.

Bên cạnh đó, giá trị của cà phê đặc sản thường cao hơn nhiều lần so với cà phê thương mại. Điều này thể hiện sự độc nhất và phẩm chất vượt trội của sản phẩm trong thời buổi đa dạng các loại mẫu mã hàng hóa trên thị trường cà phê trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm cà phê đặc sản thậm chí có giá trị lên đến 310.000 - 430.000 đồng/kg (được định giá trong cuộc đấu giá cà phê đặc sản đầu tiên tại Việt Nam).

“Đối tác Nhật Bản (khách hàng lâu năm của công ty) trước đó chủ yếu mua các mặt hàng cà nhân xanh thương mại (Arabica và Robusta), nhưng sau khoảng thời gian dài tìm hiểu, khảo sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm của Simexco Daklak, khi nhận thấy đây là một mặt hàng mới đầy tiềm năng phát triển thì họ quyết định đặt hàng để mở rộng thêm tại thị trường trong nước”, ông Lê Đức Huy chia sẻ.

Lô cà phê đặc sản đầu tiên chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Cà phê đặc sản của Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh do doanh nghiệp cung cấp

Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 - 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 - 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 - 2022 đạt 24.160 tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 128,57 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 2,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản ở mức 2.641 USD/tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica của Việt Nam sang Nhật Bản giảm; ngược lại, xuất khẩu cà phê chế biến sang Nhật Bản tăng.

Trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu tiến vào giai đoạn suy thoái thì việc xuất khẩu được lô hàng lớn lần này mang ý nghĩa rất lớn. Theo đó, việc này không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Đồng thời, việc sản xuất và tiêu thụ cà phê đặc sản sẽ đem đến giá trị gia tăng cao, giúp thay đổi hướng sản xuất của nông dân và tạo ra cơ hội thu nhập bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Thông qua các phong trào thi đua, Petrolimex Hà Giang phát huy vai trò chủ đạo của DNNN trong đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu.
Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mới đây, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, diễn ra phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Hợp tác xã Cà phê Bích Thao (Sơn La) đã thử nghiệm và chế biến thành công sản phẩm cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ hạt cà phê Arabica cao cấp.
Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Là một trong những sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hà Nội, rượu mơ núi Tản đã được nâng tầm giá trị, tạo thành một món quà quý.
Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sở Công Thương, Ban Dân tộc, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk vừa phê duyệt thực hiện Đề án Xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk” cho địa phương.
Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương Yên Bái triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hội chợ xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư Hà Giang năm 2023 là cơ hội để địa phương quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thế mạnh.
Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Năm 2023, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và sản phẩm đặc trưng.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Sẽ có 21 hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong năm 2024 trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai.
Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Từ ngày 3 - 7/10, tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023, với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Tại phiên chợ vùng cao Co Mạ mới đây, UBND huyện Thuận Châu phối hợp với các cá nhân, tổ chức livestream quảng bá sơn tra (táo mèo), các sản phẩm OCOP của huyện
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp sản phẩm long nhãn Sơn La dễ dàng tìm được đầu ra.
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Tổng nhu cầu kinh phí tỉnh Gia Lai thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu nông - lâm sản đạt chuẩn dự kiến khoảng 490,435 tỷ đồng.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.
Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng quế, hiện tỉnh Lào Cai đang hướng đến phát triển ngành quế bền vững, đưa sản phẩm quế trở thành hàng hóa có chất lượng.
Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Cùi dày, ít hạt và có vị thơm ngon đặc trưng của núi rừng xứ Lạng, na Chi Lăng từng bước chinh phục người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Thương hiệu na Chi Lăng (Lạng Sơn) đã được thị trường trong nước biết đến, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Việc xây dựng các điểm phân phối là giải pháp quan trọng giúp tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm OCOP và nông sản thế mạnh của Bắc Kạn.
Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Người trồng gừng ở các tỉnh miền núi Nghệ An đang phấn khởi khi vụ này giá gừng tăng cao,đạt khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng không còn hàng để bán.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Cây na đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Võ Nhai (Thái Nguyên). Địa phương này vừa tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ na Võ Nhai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động