Livestream bán cam trên những đồi ‘vàng’ triệu USD

Thay vì chờ thương lái đến thu mua, những nông dân 4.0 đã chủ động đăng bài cũng như thành thạo livestream trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để kết nối với người tiêu dùng.

Dịch COVID-19 kéo dài khiến ngành nông nghiệp phải trải qua một năm đầy sóng gió nhưng đổi lại là một bước tiến dài về thay đổi tư duy của nông dân.

Thay vì chờ thương lái đến thu mua, những nông dân 4.0 đã chủ động đăng bài cũng như thành thạo livestream trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để kết nối với người tiêu dùng.

Livestream ban cam tren nhung doi ‘vang’ trieu USD hinh anh 1

Cam Cao Phong đang vào kỳ thu hoạch. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Hợp tác xã 3T Farm huyện Cao Phong, Hòa Bình là mô hình tiêu biểu trong câu chuyện xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số.

Chốt đơn vèo vèo

Hai năm trở lại đây, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa giữa các địa phương, nhiều loại trái cây tồn đọng, giá rớt thảm hại.

Trong lúc các loại nông sản tìm kiếm đầu ra, cam của Hợp tác xã 3T Farm lại được săn đón với các chuyến xe tải nối đuôi nhau vào thu mua nhờ việc ứng dụng nền tảng công nghệ số.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm chia sẻ: Trước đây do canh tác cam theo phương pháp truyền thống nên năng suất và chất lượng cam thấp. Đầu ra gặp khó khăn, giá cả không ổn định nên thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình.

Năm 2019, Hợp tác xã 3T Farm đã là 1/35 dự án, vượt qua hơn 740 dự án của cả nước tham gia và đạt giải tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với chủ đề: “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”.

Sau khi hoàn thành cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo, Hợp tác xã 3T Farm được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ 125 triệu đồng để phát triển sản xuất. Ngoài ra, Hợp tác xã 3T Farm còn tham gia dự thi Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2019 và được công nhận là sản phẩm 3 sao.

Lý giải về từ 3T Farm, chị Thủy giải thích: Vườn cam 3T là 3 tốt; trong đó, có tốt giống, tốt đất và tốt từ tâm. Chỉ có như vậy thì thương hiệu và sản phẩm cam Cao Phong mới ngày càng có thương hiệu, đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Từ việc trước đây sản phẩm làm ra phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái đến thu mua trực tiếp, hiện nay Hợp tác xã 3T Farm đã cung cấp cam vào các cửa hàng thực phẩm sạch ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam...

Đáng phấn khởi hơn, trước đây chị Vũ Thị Lệ Thuỷ chỉ sử dụng facebook để giao lưu với cộng đồng làm nông nghiệp sạch, chia sẻ quá trình canh tác nhưng nhiều người comment hỏi mua, rồi dần dần facebook, zalo thành kênh quảng bá và bán hàng chính.

Mỗi lần livestream, hợp tác xã có thể chốt bán vài tạ cam, chưa kể các bài đăng lẻ, đăng trong hội nhóm. Công nghệ đã giúp kết nối những mối hàng từ Bắc vào Nam, mang tới cho hợp tác xã hàng nghìn đơn hàng.

Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm còn xây dựng thêm fanpage cho hợp tác xã và hướng dẫn các thành viên khác livestream bán hàng trên trang cá nhân.

Hiện tại, hợp tác xã cơ bản chủ động về đầu ra, 70-80% đơn hàng được chốt qua nền tảng công nghệ, thay vì chờ thương lái đến vườn thu mua như trước kia.

Ngoài mạng xã hội, Hợp tác xã 3T Farm còn phối hợp với Bưu điện huyện Cao Phong xúc tiến đưa cam và sản phẩm chế biến từ cam lên sàn thương mại điện tử Postmart.

Có thể thấy, xu hướng livestream đã xuất hiện và dần phát triển từ năm 2019 nhưng đến khi dịch COVID-19 bùng phát "chợ điện tử" mới trở nên sôi động và thực sự kết nối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

Chuyển biến để thành công

Để có thể chốt đơn vèo vèo, đưa cam lên kệ siêu thị, sàn thương mại điện tử, hợp tác xã 3T Farm dành nhiều năm xây dựng vùng trồng VietGAP và thương hiệu cho riêng mình.

Với tham vọng nâng tầm cam Cao Phong và tạo ra sự khác biệt với cam thông thường, Hợp tác xã 3T Farm mở đường cho xu hướng trồng cam theo hướng hữu cơ ở tỉnh Hòa Bình, đảm bảo 3 tiêu chí “tốt đất, tốt giống, tốt từ tâm.”

Livestream ban cam tren nhung doi ‘vang’ trieu USD hinh anh 2
Vườn cam lòng vàng đến kỳ thu hoạch tại xã Đông Phong (Cao Phong, Hòa Bình). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Chị Vũ Thị Lệ Thủy cho biết các thành viên hợp tác xã sử dụng phân trùn quế bón cây, phun và tưới cây bằng dịch trùn quế giúp cây có sức đề kháng tốt, tăng khả năng ra hoa, đậu quả cao. Đáng lưu ý, các hộ còn sử dụng ngô, đậu tương, cá tươi ủ với men vi sinh hữu cơ để bón cho cây giúp cho cam có vị ngọt đậm tự nhiên, màu sắc bắt mắt.

Hơn nữa, hợp tác xã còn đầu tư 300 triệu đồng để cam Cao Phong được tắm sục ozone nhằm loại bỏ được các bụi bẩn và hóa chất tồn dư gây hại cho sức khỏe. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt về chất lượng cam của Hợp tác xã 3T Farm.

Dù cam đạt chất lượng chuẩn và an toàn nhưng hợp tác xã lại phải đối mặt với bài toán cạnh tranh thị trường. Từ đó, chị Vũ Thị Lệ Thủy phát triển dự án “Cam - Quà tặng cao cấp 3T Farm” hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập khá.

Theo thống kê sơ bộ, doanh thu năm 2021 của hợp tác xã đạt 2 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2019, số lượng thành viên cũng tăng từ 8 lên 16 thành viên.

Nhìn lại năm 2021, chị Vũ Thị Lệ Thủy cho biết hợp tác xã “được” nhiều hơn mất và là cơ hội để các thành viên hợp tác xã phát huy sức sáng tạo của “nông dân mới.”

Đồng thời, trong bước đệm nghỉ năm 2021, hợp tác xã còn tranh thủ tái tạo vườn cam, thay cây mới và chuẩn bị nguồn hàng cho các dự án sắp tới.

Để sản phẩm cam Cao Phong không chỉ đơn thuần là sản phẩm cây ăn quả có múi, hợp tác xã đã mạnh dạn sản xuất thử nghiệm rượu từ cam và vỏ quả cam.

Chị Thủy cho biết, rượu cam được sản xuất thủ công bằng phương pháp truyền thống là làm sạch rồi tách vỏ cam, vắt lấy nước cốt, ủ đường Hoa Mai lên men thời gian 6 tháng rồi đưa vào máy diệt men để đóng chai bán.

Sau một thời gian thử nghiệm, sản phẩm được thị trường tiêu dùng đón nhận tích cực.

Không chỉ có rượu cam, hợp tác xã còn sản xuất mứt cam, trà cam, bánh quy cam, mứt ruột cam ăn kèm bánh mỳ. Các sản phẩm có hương vị rất đặc trưng, thơm ngon của cam.

Chia sẻ về kế hoạch năm 2022, chị Vũ Thị Lệ Thủy cho biết hợp tác xã đã liên kết với doanh nghiệp, chế biến thêm nhiều sản phẩm như nước cam lên men, bánh quy cam, mứt vỏ cam mặn, ngọt, trà cam quế… để tận dụng triệt để cam loại 2, loại 3 và tạo ra giá trị gia tăng.

Chưa dừng lại ở sản xuất các sản phẩm từ cam, Hợp tác xã 3T Farm còn ấp ủ dự án phát triển du lịch cộng đồng ngay tại vườn cam của các thành viên nhằm tìm thêm đầu ra cho sản phẩm.

Ngoài ra, hợp tác xã cũng chuyển hướng từ sản xuất từ VietGAP sang sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị và thương hiệu cam Cao Phong để quả cam không bị “tắc” thị trường tiêu thụ.

Rời thị trấn nhỏ vào buổi chiều đầy nắng, hương cam vẫn quấn quýt quanh người như một lời chào tạm biệt của Cao Phong./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Online Friday 2024 ghi nhận sự

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hơn 900 phiên livestream bán hàng; 1,8 tỷ lượt xem gắn hashtag #OnlineFriday; bùng nổ đơn hàng Việt... là những con số ấn tượng trong Online Friday 2024.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Online Friday 2024 là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã chính thức khai mạc tối ngày 29/11/2024, tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối 29/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024.
Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động