Lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn: Cơ hội tỷ USD cho Việt Nam

Nhiều quốc gia muốn làm trung tâm sản xuất chip, bán dẫn toàn cầu tại Việt Nam giá trị hàng tỷ USD.
Công nghiệp sản xuất chíp điện tử - cơ hội nào cho Việt Nam? Tây Âu và Bắc Mỹ “quay xe” muốn đầu tư sản xuất chip, năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Hàng tỷ USD đổ vào các dự án bán dẫn Việt Nam

Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Ấn Độ… cùng quan tâm tới ngành công nghiệp chip bán dẫn, song Việt Nam đang có lợi thế hơn các đối thủ, thể hiện bằng sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc... về lĩnh vực được đánh giá là nóng nhất thế giới hiện nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có nhiều lợi thế để thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có nhiều lợi thế để thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn

Ngày 16/9 mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dự lễ khánh thành dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn của công ty Hana Micron Vina tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Đây là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Hana Micron Vina (Hàn Quốc) là doanh nghiệp sản xuất và gia công bảng vi mạch tích hợp sử dụng cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử thông minh khác, có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 600 triệu USD. Giai đoạn 1 của nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 11/2020. Đến năm 2025, Công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên hơn 1 tỷ USD, doanh thu dự kiến đạt 800 triệu USD và tạo việc làm cho khoảng 4 nghìn lao động.

Nói tới chất bán dẫn không thể không nhắc tới Intel - một trong 3 nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới, từ hơn 10 năm trước đã bắt đầu phát triển nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam, với quy mô 1 tỷ USD. Năm 2021, Intel đã tăng vốn đầu tư dự án này lên gần 1,5 tỷ USD và đang có kế hoạch rót thêm hàng tỷ USD để mở rộng nhà máy tại Việt Nam.

Cùng với đó, Amkor Technology có trụ sở tại Arizona sẽ công bố bắt đầu hoạt động tại nhà máy hiện đại ở tỉnh Bắc Ninh vào tháng 10/2023, tổng vốn đầu tư cho dự án là 1,6 tỷ USD. Synopsys có trụ sở tại California đang triển khai một trung tâm ươm tạo và thiết kế chất bán dẫn phối hợp với Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh. Marvell có trụ sở tại California sẽ công bố thành lập một trung tâm thiết kế chất bán dẫn đẳng cấp thế giới tại TP.Hồ Chí Minh.

Mới đây, Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện đã ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn. Theo đó, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Hoa Kỳ ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu. Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.

Trước đó vào thời điểm tháng 8/2022, lãnh đạo Tập đoàn Samsung trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định, Samsung đang chuẩn bị thử nghiệm lưới bóng chip bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà ở nhà máy Samsung Thái Nguyên. Chất bán dẫn sẽ đánh dấu hoạt động kinh doanh thứ 3 của Samsung tại Việt Nam, nơi công ty đang sản xuất thiết bị gia dụng và một nửa số điện thoại thông minh.

Hướng tới sản phẩm chip mang thương hiệu Việt Nam

Nhiều chuyên gia nhận định, cánh cửa đến với cuộc đua sản xuất chip toàn cầu là rộng mở đối với Việt Nam dù còn nhiều việc phải làm.

Tuy nhiên để ngành công nghiệp bán dẫn được lan tỏa thì không chỉ chú trọng thu hút FDI mà phải có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện mới có một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất chip như FPT Semiconductor, CMC, Viettel... Do đó, các doanh nghiệp công nghệ và công nghiệp hỗ trợ điện tử cần nỗ lực thay đổi, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất. Đồng thời phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ lõi, tiến tới sản xuất ra được sản phẩm chip mang thương hiệu Việt Nam. Trình độ nhân lực cao cũng là yếu tố quan trọng để Việt Nam đáp ứng được ngành công nghiệp bán dẫn, cũng như tiếp nhận được chuyển giao công nghệ.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, cách làm hiệu quả nhất của Việt Nam lúc này là thu hút kỹ sư chip có trình độ cao trên thế giới về Việt Nam làm trong vài năm, các kỹ sư này sẽ giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo tay nghề cho kỹ sư Việt Nam. Chính vì vậy rất cần chính sách thu hút nhân tài quốc tế đặc biệt trong ngành bán dẫn.

Dữ liệu đang được công bố trên Cổng thông tin Khoa học & Công nghệ quốc gia cho thấy, hiện nay Việt Nam có khoảng 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Mới đây phát biểu tại lễ ra mắt Trung tâm Đào tạo điện tử, vi mạch bán dẫn của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sẽ không có một ngành công nghiệp điện tử mạnh nếu không xây dựng được một ngành công nghiệp về vi mạch, bán dẫn. Công cuộc phát triển còn nhiều gian nan, sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt.

Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển công nghiệp vi mạch, bán dẫn, điều quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chọn các giải pháp khoa học nhất, hiệu quả nhất. Tức là phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản, phải hiểu về công nghệ lõi. Để làm được điều này, Chính phủ sẽ có thay đổi, bổ sung luật về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…Chính phủ cam kết đầu tư các nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ, đầu tư cho tương lai.

Nếu đáp ứng được yêu cầu trên Việt Nam có thể nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới sản xuất ra được sản phẩm chip mang thương hiệu Việt Nam. Đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam dự báo vượt giá trị 6,17 tỷ USD. Đây sẽ là mục tiêu để Việt Nam tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu, giúp thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Một báo cáo của Gartner cho biết, doanh thu ngành sản xuất chip toàn cầu năm 2022 tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 601,7 tỷ USD. Dự báo, thị trường bán dẫn toàn cầu có quy mô khoảng 1.400 tỷ USD vào năm 2029. Điều này có nghĩa, tham gia thị trường bán dẫn toàn cầu, Việt Nam sẽ có được các cơ hội tỷ USD.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động