Thứ hai 21/04/2025 22:01

Linga vàng ròng của Bình Thuận được công nhận là bảo vật quốc gia

Tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga được đúc bằng vàng ròng.

Mới đây, UBND tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng ròng vào ngày 2/10/2024 tại di tích tháp Pô Sah Inư, khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết.

Lễ công bố sẽ được tổ chức kết hợp với trưng bày hiện vật Linga vàng và hình ảnh khai quật khảo cổ tháp Pô Dam, các sưu tập hiện vật văn hóa Chăm có giá trị tiêu biểu.

Linga vàng của tỉnh Bình Thuận - (Ảnh: Bảo tàng Bình Thuận)

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc trưng bày hiện vật Linga vàng nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng. Qua đó, nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa nói chung, bảo vật quốc gia nói riêng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, phục vụ du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Trước đó, hiện vật Linga vàng được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) vào năm 2013. Thông qua việc giám định, các nhà khoa học khẳng định đây là chiếc Linga bằng vàng ròng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VIII – cùng niên đại xây dựng nhóm tháp Pô Dam.

Theo các chuyên gia khảo cổ, so với những Linga bằng vàng phát hiện trong di tích Champa hay văn hóa Óc Eo thì Linga bằng vàng ở Pô Dam có kích thước, khối lượng và hàm lượng vàng lớn hơn nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị chính của Linga ở Pô Dam không nằm ở chỗ 78,3630g vàng ròng mà nằm ở cấu trúc chiếc Linga, xuất xứ, niên đại, tính hiếm và nghệ thuật chế tác thủ công.

Linga là vật thờ quan trọng trong các di tích kiến trúc tôn giáo cổ thuộc văn hóa Champa ở miền Trung và các nền văn hóa cổ đại khác trong khu vực Đông Nam Á. Linga tả thực bộ phận sinh dục nam giới, tượng trưng cho nguồn sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Trong đạo Bà La Môn, Linga tượng trưng cho thần Shiva, vị thần hủy diệt và tái sinh.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vật quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng