Liên tục lập đỉnh, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất trong vòng 15 năm

Trên các Sở Giao dịch hàng hóa và trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu thời gian qua liên tục đạt đỉnh và đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm.
Giá gạo xuất khẩu sẽ tăng đến đâu? Giá gạo xuất khẩu có khả năng vượt mốc 600 USD/tấn

Giá gạo xuất khẩu liên tục tăng vọt

Theo cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa tuần giao dịch 31/07 - 04/08, trên Sở Chicago, gạo thô kỳ hạn tháng 09 là mặt hàng nông sản duy nhất chốt tuần trong sắc xanh, với mức tăng 2,08% lên 313,96 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 04/08, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta tiếp tục tăng 20 USD/tấn và vượt mức 600 USD/tấn, lên 618 USD/tấn, thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan chỉ còn 7 USD/tấn. Cùng với đó, gạo 25% tấn cũng đã tăng thêm 20 USD/tấn so với ngày trước đó, lên 598 USD/tấn, bỏ xa các đối thủ cùng khu vực là Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan. Như vậy, giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2008.

Liên tục lập đỉnh, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất trong vòng 15 năm
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 6/2020 đến nay

Sau khi Chính phủ Ấn Độ chính thức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo 5% tấm và 25% tấm xuất khẩu của nước ta đã liên tục tăng mạnh từng ngày. Chỉ trong vòng nửa tháng, các mặt hàng gạo xuất khẩu trọng điểm đã tăng đến gần 100 USD/tấn.

Tính đến hết tháng 7, Việt Nam xuất khẩu khoảng 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xét về cơ cấu nhập khẩu, Philippines tiếp tục là nhà mua hàng gạo lớn nhất của nước ta, chiếm 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm.

Theo sau là Trung Quốc, nhập khẩu hơn 16% và Indonesia chiếm 11,6% tổng lượng xuất khẩu. Thị trường châu Âu tuy chỉ đạt tỷ lệ nhỏ khoảng 2% nhưng vẫn tăng trưởng mạnh. Thị trường châu Phi thậm chí tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Liên tục lập đỉnh, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất trong vòng 15 năm
Giá gạo nội địa và xuất khẩu liên tục tăng cao những ngày qua

Ở thị trường trong nước, những ngày qua, giá gạo có xu hướng tăng cao từng ngày. Giá lúa ngày 7/8/2023 tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang lúc 10h30 ngày 7/8/2023, giá nếp An Giang tươi ở mức 6.300 - 6.600 đồng/kg; nếp Long An (tươi) ở mức 6.700 – 7.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; nếp AG (khô) ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg; lúa IR 50404 đạt 6.900 – 7.250 đồng/kg lúa tươi, tăng 150 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 đạt 7.000 – 7.300 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 5451 đạt 7.100 – 7.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 đạt 7.500 – 7.800 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg…

Giá gạo nếp ruột đạt 14.000 – 16.000 đồng/kg; giá gạo thường đạt 11.500 – 12.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen đạt 23.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài đạt 18.000 – 19.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine đạt 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg…

Trong khi đó, giá lúa tại một số địa phương như Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, giá lúa tiếp tục tăng. Cụ thể, ở Sóc Trăng, giá lúa Đài thơm 8 ở mức 8.100 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; RVT là 7.800 đồng/kg, cũng tăng 200 đồng/kg; OM 5451 tăng 100 đồng/kg, lên mức 7.800 đồng/kg.

Giá lúa ở Hậu Giang cũng có sự tăng khá như: IR 50404 lên 8.000 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; RVT là 8.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 18 là 8.500 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.

Giá lúa tại Tiền Giang như: IR 50404 ở mức 7.200 đồng/kg, lúa Jasmine ở mức 7.200 đồng/kg; riêng OC10 tăng 200 đồng/kg lên mức 7.200 đồng/kg.

Giá lúa tại Kiên Giang cũng có sự tăng giá ở nhiều loại như: IR 50404 ở mức 6.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; OM 5451 là 6.900 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg

An ninh lương thực thế giới bị đe dọa?

Theo MXV, thế giới đang chứng kiến tình hình báo động về các mối đe dọa tới an ninh lương thực toàn cầu. Thời tiết cực đoan do hiện tượng El Nino gây ra cùng với việc Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen đã làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát giá lương thực.

Lo ngại càng gia tăng khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, chiếm khoảng 1/4 sản lượng cả quốc gia. Trước đó, ước tính Ấn Độ có thể xuất khẩu 20 – 22 triệu tấn gạo mỗi năm mà không ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, với tình hình nhu cầu tăng cao, các nhà hoạch định chính sách dự báo con số thực tế có thể lên tới 30 triệu tấn nếu không áp dụng những chính sách hạn chế. Mới đây, ông Ramesh Chand, thành viên của Ủy ban chính sách Ấn Độ phát biểu rằng, nước này sẽ chỉ xem xét lại lệnh cấm xuất khẩu gạo một khi nhu cầu thế giới giảm xuống.

Không chỉ đến từ nguồn cung, mối quan tâm về an ninh lương thực còn thể hiện qua các chính sách hỗ trợ nhập khẩu của các nước. Philippines có thể sẽ gia hạn việc giảm thuế nhập khẩu với gạo sau năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này cho biết. Những thách thức về phía nguồn cung tại Việt Nam, thị trường cung cấp gạo lớn nhất của Philippines và tác động của mô hình El Nino đối với vụ thu hoạch trong nước sẽ tiếp tục làm gia tăng áp lực lạm phát giá lương thực.

Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống

Trên thị trường nội địa, giá gạo xuất khẩu tăng cao cũng liên tục thúc đẩy giá lúa trong nước. Thậm chí, tại một số địa phương xuất hiện hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý.

Trước tình trạng ngày, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, bảo đảm diện tích đất chuyên trồng lúa. Theo dõi tình hình thời tiết, dịch bệnh, điều chỉnh sản xuất, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm; thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Theo dõi sát diễn biến thị trường gạo, sản xuất theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Mobile VerionPhiên bản di động