Liên kết chuỗi sản xuất mía - đường: Lỏng lẻo, bất bình đẳng

Trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường tại Việt Nam hiện nay, chỉ có 11% lợi nhuận người nông dân được hưởng, 89% thuộc về các chủ thể khác (nhà máy, trung gian phân phối, thuế, phí). Đây là một tỷ lệ rất bất hợp lý, bất bình đẳng, thể hiện mối liên kết lỏng lẻo có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào, nếu không có giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Số liệu về tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường nêu trên, là kết quả nghiên cứu mới nhất về ngành mía đường của Forest Trends, được công bố tại Hội thảo trực tuyến Hướng tới Phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam, do Forest Trands tổ chức ngày 21/1/2022.

Đề dẫn hội thảo, ông Tô Xuân Phúc - thuộc Forest Trends, cho biết: Qui mô ngành mía đường Việt Nam đang bị giảm sút mạnh cả đầu vào (diện tích và sản lượng mía) cũng như chế biến (sản lượng đường) và số nhà máy đường hoạt động. Đường sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thị trường, còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt kể từ khi hội nhập ATIGA (1/1/2020), lượng đường nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam tăng rất mạnh do chỉ có mức thuế từ 0-5% (chưa kể đường nhập lậu), gây áp lực cạnh tranh rất lớn đến sản xuất đường trong nước.

Suy giảm ngành mía đường, nguyên nhân chính là do năng lực cạnh tranh yếu, chi phí sản xuất đường trắng còn cao hơn Philipine từ 43,3-105,6 USD/tấn; cao hơn của Thái Lan từ 116-241,6 USD/tấn… Năng suất mía bình quân của Việt Nam tuy cao hơn của Thái Lan, nhưng lại thấp hơn của Indonesia, Philipine và thua kém Thái Lan về chính sách, thể chế phát triển mía đường…

Liên kết chuỗi sản xuất mía - đường: Lỏng lẻo, bất bình đẳng
Thu hoạch mía. Ảnh minh họa

Theo Forest Trand, tồn tại chính của ngành mía đường Việt Nam hiện nay, là sản xuất mía manh mún, nhỏ lẻ, chi phí tăng. Hộ trồng mía là nhóm quan trọng nhất trong khâu sản xuất mía (bao gồm hộ, hợp tác xã, nông trường) liên kết với nhà máy đường thông qua các hợp đồng, song mối liên kết này còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc pháp lý, dễ bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất mía - đường đang mất cân đối nghiêm trọng, trong khi người trồng mía cung ứng khoảng 80,6% mía để sản xuất ra đường, thì lợi ích được hưởng lại thấp nhất (chưa đến 11% lợi nhuận trung bình từ mía và đường). Lợi nhuận thu được từ cây mía trên cùng diện tích và loại đất thua kém các cây trồng khác (lúa, sắn…) đã khiến người nông dân nhiều nơi bỏ mía. Các nhà máy đường có sự cạnh tranh không lành mạnh tạo ra môi trường tiêu cực, thiếu minh bạch. Việc xác định chất lượng cây mía (chữ đường - CCS) trong thu mua mía của nông dân chưa tạo được niềm tin bởi do chính các nhà máy thực hiện, không có bên thứ 3 độc lập giám định, thiếu tính khách quan. Đây là vấn đề khiến nhiều người nông dân trồng mía rất bức xúc trong những năm vừa qua và hiện nay.

CCS không đơn giản là đo lường chất lượng của cây mía, mà chỉ số CCS cao hay thấp là căn cứ quyết định giá mua mía của các nhà máy đối với cây mía của người nông dân, nó gắn với lợi nhuận, thu nhập của người nông dân. Ông Hồ Thành Biên - đại diện người trồng mía tỉnh Tây Ninh, chia sẻ tại hội thảo: Thế yếu của người trồng mía là không biết CCS thật như thế nào. Ông Biên cho biết, đem mía cho đơn vị chuyên môn độc lập phân tích, so sánh với CCS do nhà máy đường đánh giá, kết quả do bên thứ ba đánh giá cao hơn từ 1,8 đến 4,6 CCS/tấn mía. Tuy nhiên, các nhà máy đường không thừa nhận kết quả đánh giá từ bên thứ ba. Khoảng 60% hộ nông dân trồng mía hiện nay không tin vào CCS do các nhà máy đường đánh giá, nhưng vẫn phải chấp nhận do nông dân không có công cụ, phương tiện, vị thế có thể kiểm soát việc đo lường chất lượng, không có tiếng nói quyết định về giá cả. Chênh lệch chỉ số CCS cao, thiệt hại rất lớn đối với người trồng mía, lợi ích nhà máy đường hưởng.

Trong năm 2021, Bộ Công Thương đã áp thuế phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan (thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp), điều này đã giúp cho giá đường có lợi cho sản xuất ở trong nước. Tuy nhiên, ông Biên cho biết, lợi ích từ áp thuế phòng vệ thương mại nhà máy hưởng nhiều, nhưng lại chưa chia sẻ lợi ích đáng kể cho nông dân, vẫn mua mía với giá chưa tương xứng.

Liên kết chuỗi sản xuất mía - đường: Lỏng lẻo, bất bình đẳng
Sản phẩm đường tinh luyện. Ảnh minh họa

“Trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường, ai cũng biết nông dân là then chốt, nhưng lợi nhuận được hưởng thì bèo bọt. Nhà nước cần có Luật Mía đường qui định về tỷ lệ phân chia lợi nhuận, đánh giá chữ lượng đường khách quan, minh bạch, chính xác, điều chỉnh các mối quan hệ trong chuỗi sản xuất mía - đường hài hòa... Nếu không có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này, ngành mía đường sẽ tiếp tục phát triển thụt lùi, liên kết giữa nhà máy đường với nông dân trồng mía chỉ là một cuộc chơi bất bình đẳng, có thể đỗ vỡ bất cứ lúc nào” - ông Biên phát biểu.

Tham luận từ góc độ thực tiễn liên kết nhà máy đường và nông dân, ông Võ Văn Lương - Giám đốc Nghiên cứu phát triển Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASUCO), cho biết: NASUCO liên kết với khoảng 15.000 hộ nông dân, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào cho nông dân vay vốn lãi suất ưu đãi để canh tác mía, cung ứng vật tư, hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật… theo hướng giảm chi phí cho nông dân. Đồng thời, NASUCO thu mua mía cho nông dân với giá thị trường, đúng với giá trị thật, đánh giá CCS bằng thiết bị hồng ngoại đảm bảo chính xác, không bớt CCS của nông dân. Ngay cả khi khó khăn, NASUCO vẫn mua mía cho nông dân với giá phù hợp để người dân có thể sống được bằng cây mía, nhờ vậy diện tích vùng nguyên liệu mía của NASUCO đang có xu hướng tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Lương cũng cho rằng, không loại trừ một số nhà máy quảng cáo chính sách với nông dân thì tốt, nhưng khi thực hiện thì lại khác. Các nhà máy này ít đầu tư cho nông dân, mua mía theo giá cảm quan, đánh giá CCS thấp không đúng với giá trị thật khiến người nông dân thiệt hại... Theo ông Võ Văn Lương, để liên kết bền vững giữa nhà máy với nông dân, các nhà máy cần hỗ trợ tốt nhất cho nông dân đầu vào bằng bằng giống, vốn, khoa học kỹ thuật... và thu mua đầu ra đúng với giá trị thực, minh bạch, trung thực, chia sẻ hài hòa lợi ích với nông dân.

Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, bà Võ Thị Lý - Cục Chế biến và Thương mại nông sản (Bộ NN&PTNT), cho rằng, minh bạch đánh giá CCS là một vấn đề trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường đã được nói đến nhiều. Đây là việc cần phải làm để đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan, minh bạch. Cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Giải quyết “nút thắt” về đánh giá CCS thông qua giám định từ bên thứ 3, không chỉ làm minh bạch, chính xác chất lượng mía và giá trị cây mía của người nông dân, giúp nông dân tin tưởng, yên tâm sản xuất, mà cũng còn góp phần “minh oan” cho những nhà máy đường làm ăn chân chính. Tuy nhiên, theo bà Võ Thị Lý, giải quyết vấn đề này bằng chính sách, bằng các qui định của pháp luật cần phải xem xét phù hợp về phương thức thực hiện, đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên có liên quan (nông dân, nhà máy, hiệp hội mía đường...).

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.
Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Có một ngôi chợ quê giữa lòng Hà Nội

Ở ngoại thành Hà Nội có một ngôi chợ hàng trăm năm tuổi vẫn giữ được sự mộc mạc, đơn sơ của chợ xưa. Đó là chợ Vạng, ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động