Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết

Bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Chạp, đồng bào Mông khai hội mổ lợn Tết, mời anh em họ hàng, bà con hàng xóm, bè bạn khắp nơi về gặp mặt, ăn tết.
Đồng bào Mông Bắc Hà ra quân thu hoạch cây dược liệu Cát cánh

Khi hoa mận lác đác nở điểm trắng trên cành, khi, hoa đào rừng nở sớm đỏ rực cao nguyên trắng Bắc Hà, chào đón năm mới Quý Mão 2023, bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Chạp, đồng bào Mông khai hội mổ lợn Tết, mời anh em họ hàng, bà con hàng xóm, bè bạn khắp nơi về gặp mặt, ăn tết.

Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết

Ngày mổ lợn tết cũng là lúc bạn bè, anh em, họ hàng, con cháu tề tựu họp mặt đoàn kết vui vẻ, phấn khởi sau một năm lao động vất vả

Đến hẹn lại lên! năm nào cũng vậy! tôi được anh em ruột thịt, họ hàng, bạn bè ở các xã vùng đồng bào Mông của các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương (Lào Cai) mời dự hội mổ lợn tết. Đây thực sự là niềm vui và vinh dự bởi mọi người có nhớ, quý mới mời và cũng là dịp tìm về cội nguồn.

Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn, bộ mặt nông thôn vùng cao khởi sắc, khang trang hiện đại, song ít nhiều mất đi không ít nét văn hóa truyền thống trong đời sống, kiến trúc nhà ở, tập tục song may mắn thay quê nội tôi ở khu dân cư Tẩn Chư xã Tả Văn chư hầu như vẫn giữ được phong cảnh nguyên sơ, truyền thống văn hóa, nhà trình tường đất, tục mổ lợn tết truyền thống đoàn kết, đầm ấm mỗi khi đón năm mới, khi xuân sang, tết đến…

Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết

Thường là từ 6 giờ sáng, anh em, họ hàng trong Bản đến sớm giúp mổ và chế biến các món ăn từ lợn, trong đó quan trọng nhất là ướp muối thịt trong thùng độ 2 tuần sau đem treo gác bếp làm thịt hun khói và món tiết canh lợn sạch…

Con lợn được các gia đình người Mông ở Tẩn Chư, Tả Văn Chư hiện nay vừa nuôi nhốt vừa thả rông ở rừng nguyên sinh sẵn rau quả nên lợn thoải mái ăn. Người Mông ở đây giờ vẫn nuôi lợn chủ yếu để phục vụ gia đình, mổ tết nên không dùng tăng trọng, ít cho ăn ngon, chủ yếu thả rông tự kiếm ăn nên lợn sạch, săn chắc, thơm ngon. Khí hậu Tả Văn Chư lại lạnh hơn trung tâm huyện Bắc hà, gần bằng Sa Pa, đặc trưng ôn đới, xứ sở muôn hoa nên Lợn ở Tả Văn Chư và Hoàng Thu Phố nổi tiếng ngon nhất vùng Mông Bắc Hà nói riêng và Lào Cai.

Dịp này, các hộ khác theo tuổi để chọn ngày hợp, đẹp để mổ lợn tết, thờ cúng ông bà tổ tiên. Con lợn được làm ngay trên tấm phản trước ban thờ, trước cửa nhà, vừa mổ lợn vừa khấn thắp hương báo công với tổ tiên về thành quả trong năm cũ, cầu một năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn.

Lợn được mổ xong, lấy nội tạng, tiết, một phần xương thịt để làm tiệc đãi khách. Phần lớn số thịt còn lại được ướp muối để vào ngày Tết đem ra chế biến các món ăn; ngoài ra người ta còn để dành một phần để treo trên gác bếp làm món thịt lợn treo hay còn gọi là thịt lợn hun khói - đặc sản của người Mông.

Trước do nghèo khó, chưa có kinh nghiệm nên thường mâm cỗ ngày mổ lợn tết của người Mông đơn giản chỉ vài món thịt ba chỉ xào, luộc, thịt nạc xào, lòng lợn, gan, phèo xào dưa, tiết canh lợn… giờ đây cuộc sống dã khá hơn và học được đồng bào Tày, Nùng cách nấu nướng nên mâm cỗ đã ngon hơn xưa, có đủ các mòn chế biến từ thịt lợn, có thêm các mọn thịt nạc xào rau đương quy, xào rau thịt trâu đặc sản hiếm của rừng, lợn hấp, lợn nướng lá chanh, xào cần tây... ăn hết sức ngon miệng.

Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết
So với xưa, giờ mâm cỗ ngày mổ lợn tết đã ngon hơn

Điều đặc biệt là trong mâm cỗ ngày mổ lợn Tết nói riêng và trong Tết của người Mông thường có rất ít những món rau, dù rau là món ăn thường ngày. Bên cạnh đó, món canh cũng không xuất hiện trên mâm cỗ. Bởi đồng bào kiêng ăn rau và ăn canh trong ngày Tết. Trong mâm cơm phải có đủ các món như thịt lợn, thịt , bánh dày, đặc biệt kể từ sáng mồng 1-2-3 dân không ăn rau, chỉ ăn thịt, vì theo truyền thống của các cụ để lại, sang năm mới mình ăn thịt thì mới may mắn, công việc mới ăn nên làm ra.

Lên Bản Mông vùng cao Bắc Hà ăn lợn Tết

Đây là dịp để anh em, bạn bè gặp gỡ hỏi han, thăm hỏi, chúc tụng, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất làm ăn

Theo thông lệ bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch hàng năm, đặc biệt từ ngày mùng 10 đến ngày 27- 28 tháng 12 Âm lịch, hầu hết, các hộ gia đình người Mông lần lượt mổ lợn tết mời anh em họ hàng, bạn bè đến dự. Đây là dịp để anh em họ hàng gặp mặt, chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm làm ăn trong năm, chúc tụng những điều hay trong năm mới, giao lưu văn hóa (chủ yếu là hoạt động hát dân ca Mông) thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng người Mông.

Đặc biệt sắp tới mùa xuân bản vùng cao Bắc Hà nói chung và vùng đồng bào Mông Tả Văn chư nổi tiếng thiên đường của hoa rừng, quê hương của loại mận Tả Van hay còn gọi là mận máu chó, mận hậu, mận tả hoàng ly, trái thơm, mận tím, lê xanh nở hoa trắng. Tả Văn Chư, Bắc Hà thực sự là điểm đếm hấp dẫn đối với những người yêu thiên nhiên, hoa cỏ mùa xuân, khám phá bản sắc dân tộc và đồng bào Mông nơi đây vẫn luôn hiếu khách chào đón các bạn đến với ngày hội mổ lợn tết, đến với tết độc đáo, đậm đà bản sắc truyền thống nguyên sở của đồng bào Mông, chắc chắn du khách sẽ có kỳ nghỉ, chuyến đi ấn tượng nhân dịp năm mới Quý Mão 2023./.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động