Lễ nhập hạ của đồng bào Khmer

Lễ nhập hạ của người Khmer gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống, với giáo lý Phật giáo. Lễ nhập hạ được bắt đầu tổ chức vào khoảng rằm tháng 6 âm lịch hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình yên vui hạnh phúc... 

Lễ nhập hạ được lưu truyền từ đời Đức Phật Thích Ca, được diễn ra trong hai ngày chính. Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều. Đồng bào phật tử Khmer sẽ đem hoa, lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Trong đó, đèn cầy (cây nến) là một lễ vật không thể thiếu được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục ngày đêm trong ba tháng nhập hạ. Đối với người Khmer, tục mang đèn cầy đến chùa trong ngày nhập hạ mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vì đèn cầy tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ nên phật tử dùng đèn cầy dâng lên Phật cũng là để soi tỏ chân tâm thiện ý. Dâng đèn là dâng cúng ánh sáng đến phật pháp để qua đó nhờ ánh sáng của Phật soi đường tu học cho các sư, cầu bình an, hạnh phúc cho chúng sinh và sự thanh thản cho cả người đã khuất...

3913 1 43
Lễ nhập hạ - nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Bên cạnh đó, cúng đèn cầy cũng là thông điệp gửi gắm sự cầu mong cho gia đình được giàu sang phú quý, yên vui, hạnh phúc ở kiếp này và cả kiếp sau. Biểu tượng ngọn đèn và ánh sáng phát ra từ nó cũng chính là sự sáng suốt tinh thần để tránh đi những rủi ro, xui xẻo, từ đó công ăn việc làm, học tập được suôn sẻ tốt đẹp hơn.

3918 5 30
Phật tử tập trung tại chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu an

Ngày thứ hai, đồng bào Phật tử đem cơm, nước, gạo… đến chùa để dâng lên Đức Phật cùng sư sãi, nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, cho người trong phum, sóc. Trong ngày thứ hai này, phật tử tập trung vào chùa rất đông vì sau khi nghe sư sãi tụng kinh cầu an, cầu siêu và thuyết pháp thì đồng bào Khmer lấy lễ vật dâng lên kiệu, khiêng đi ba vòng xung quanh chánh điện.

3914 2 45
Chuẩn bị lễ vật để làm lễ cầu nguyện

Tiếp theo, họ dâng đèn cầy vào chánh điện và thắp sáng lên để làm lễ nhập hạ…

3917 3 44
Đèn cầy là lễ vật không thể thiếu

Mùa nhập hạ cũng là mùa mà thanh niên Khmer ở các nơi trở về chùa để tu học nhiều nhất. Bởi thời gian này, họ có cơ hội học hỏi được nhiều điều về giáo lý, giáo luật từ các sư sãi. Đây là cơ hội tốt để các thanh thiếu niên rèn luyện bản thân, trau dồi nhiều đức tính tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội.

Thảo My
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động