Thứ sáu 09/05/2025 14:09

Lễ hội Hoa ban Sơn La khai mạc với loạt hội thi độc đáo

Tối 15/3, tại quảng trường Tây Bắc, diễn ra lễ hội hoa ban thành phố Sơn La năm 2025. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, du khách thập phương.

Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La năm 2025 sẽ được tổ chức trong hai ngày 15-16/3.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Công Chính - Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La - cho biết, Lễ hội Hoa ban thực chất là Lễ hội Xên Mường, được tổ chức với mục đích tưởng nhớ, ca ngợi, tri ân những vị anh hùng, những người có công khai phá đất Mường; người có công giữ gìn, bảo vệ quê hương; những người thủ lĩnh, những vị lãnh đạo của từng thời kỳ khai đất, lập Mường.

Qua đó, cảm tạ đất trời giao hòa, ban cho mùa màng bội thu, mọi người dân thân ái, cùng đoàn kết, chia sẻ ngọt bùi, xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, chung sức, chung lòng, gìn giữ, phát huy những truyền thống bản sắc văn hoá các dân tộc thành phố Sơn La.

Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La năm 2025 sẽ được tổ chức trong hai ngày 15-16/3. Ảnh: CTV

Đồng thời, lễ hội cũng nhằm quảng bá vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, thu hút đầu tư; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội Hoa ban - Xên Mường đã trở thành thương hiệu văn hóa đặc sắc của thành phố Sơn La.

Đặc biệt, lễ hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi nhân dịp đầu năm; khích lệ các tầng lớp nhân dân hăng hái hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bên cạnh đó, Lễ hội Hoa ban nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thành phố Sơn La mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc; lưu giữ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, loại bỏ những tập quán lạc hậu không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện tại, góp phần xây dựng phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

"Đây cũng là dịp để quảng bá giới thiệu tiềm năng văn hóa và du lịch thành phố Sơn La, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức đến tìm cơ hội đầu tư, giao lưu, hợp tác phát triển và hội nhập" - ông Chính nói.

Ông Trần Công Chính - Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La - đánh trống khai mạc lễ hội. Ảnh: CTV

Tại lễ hội năm nay, sẽ có các hoạt động sôi nổi, thu hút sự tham gia của nhân dân Sơn La và du khách. Cụ thể như phần thi trại văn hoá của mỗi xã, phường với đặc trưng các hoạt động văn hoá như: Khắp Thái, chơi nhạc cụ dân tộc, đan lát thủ công, thêu, dệt thổ cẩm, đánh trống, múa xoè...

Ngoài ra, lễ hội còn có màn tái hiện Hội Hạn Khuống (hát giao duyên); thi trình diễn nghệ thuật Xoè Thái (biểu diễn 6 điệu Xoè cổ có sáng tạo); thi người đẹp trình diễn trang phục dân tộc Thái nguyên bản và trang phục dân tộc Thái cách tân trên sân khấu và trình diễn thực cảnh đồi hoa ban; thi trưng bày ẩm thực dân tộc (các đội thi tự chế biến và mang đến trưng bày); thi thêu Khăn Piêu (thêu nhanh, thêu đẹp).

Trong khuôn khổ của lễ hội, còn có các hoạt động như giải leo núi (hiking) Núi Hài; tổ chức các trò chơi dân gian: Kéo co; Tó Má Lẹ; tung còn; đi cà kheo; bịt mắt bắt vịt; đi cầu khỉ...

Lễ hội Hoa ban Sơn La là một trong những lễ hội truyền thống đặc biệt của người dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Mỗi khi xuân về, khung cảnh lãng mạn của Lễ hội hoa ban Sơn La lại được tái hiện, khi trăm Hoa ban bung nở rực rỡ trên khắp các triền núi, đồi cát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Lễ hội Hoa ban Sơn La không chỉ là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa ban, mà còn là cơ hội để khám phá và trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái độc đáo. Đây thực sự là một lễ hội đầy màu sắc, lãng mạn và đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc non xanh, hoa ban trắng.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ