Thứ tư 16/04/2025 20:01

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ năm nay được tổ chức ngày 11/5/2024 (tức 4/4 âm lịch) tại đền Đồng Cổ, số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đền Đồng Cổ được xây dựng năm 1028, thời Lý. Ngôi đền thờ thần Trống Đồng linh thiêng, gắn liền với Hội thề Trung hiếu với đạo lý sâu sắc, bắt đầu từ đời vua Lý Thái Tông tại làng Đông xưa (nay là số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Theo các sử sách, bia ký để lại, Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ do vua Lý Thái Tông khởi xướng với mục đích răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ.

Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ được xây dựng năm 1028. Ảnh baovanhoa.vn

Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nên được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao. Hầu hết tôn thất, quan lại trong triều và mọi người dân ở trong và ngoài kinh thành Thăng Long đều về dự hội thề với tinh thần tận trung, tận hiếu, cầu mong cho quốc thái dân an. Sang thời Trần, Hội thề còn đề cao sự trong sạch của người làm quan. Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng vì sự ổn định xã hội, phát triển đất nước.

Trải qua các triều đại trong lịch sử, đến nay, Hội thề vẫn được duy trì, tiếp nối. Vào mùng 4 /4 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ lại nô nức mở hội. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bưởi mà còn có đông đảo bà con các vùng khác.

Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, lư hương nghi ngút, quan giám thệ điều khiển hội thề. Bách quan văn võ từ phía đông đi vào đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề: Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt.

Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Ảnh baovanhoa.vn

Hội thề trung hiếu được duy trì qua 8 đời nhà Lý và trải dài trong 216 năm, chuyển tiếp sang 14 đời vua nhà Trần với 175 năm. "Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước, Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ có sự điều chỉnh, bổ sung về nội dung và hình thức tổ chức".

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam, đồng thời là biểu tượng quyền uy của nhà nước được xác lập đầu tiên tại Việt Nam - nhà nước Hùng Vương.

Lời thề trung hiếu nêu cao lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. Ảnh tienphong

Việc tổ chức Hội thề trung hiếu nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha, khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đây cũng là hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và quảng bá các di tích lịch sử gắn với lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ).

Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ thể hiện sự gắn kết cộng đồng, giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng nhân dân Đông Xã nói riêng, quận Tây Hồ nói chung. Lễ hội đã và đang được duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng địa phương.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam