Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ Thảo luận dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội

Sáng 21/9, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội sáng 21/9 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang-Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội-đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn; lãnh đạo, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương. Lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trên cơ sở báo cáo rà soát, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội liên quan, Tổ công tác đã tổng hợp, phân loại thành 24 phụ lục tương ứng với 24 nhóm lĩnh vực được yêu cầu rà soát theo Nghị quyết của Quốc hội.

Các lĩnh vực rà soát nêu trên gồm 22 lĩnh vực trọng tâm, 01 lĩnh vực pháp luật khác, và 01 lĩnh vực đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị.

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan thực hiện rà soát là 455 văn bản, gồm 61 luật, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 195 nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 199 văn bản khác do các cơ quan Trung ương ban hành.

Dự thảo Báo cáo của Chính phủ gồm 3 phần: Quá trình tổ chức thực hiện; kết quả rà soát; nhiệm vụ, giải pháp, đề xuất, kiến nghị.

Dự thảo Báo cáo nêu rõ, trên cơ sở kết quả công việc đã được triển khai thực hiện, các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu bổ sung đề xuất xử lý ngay những nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Đối với những văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo bất cập chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024 thì tùy từng mức độ và yêu cầu để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 hoặc năm 2025.

Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ thì các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

Trường hợp các kết quả rà soát về các lĩnh vực còn chưa thống nhất ý kiến giữa các cơ quan rà soát, kiến nghị và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước, giao các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu đối với kết quả rà soát các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Trường hợp xác định nội dung rà soát không chính xác, bất cập, vướng mắc không phải do quy định của pháp luật thì chủ động có hướng dẫn cho các bộ, ngành khác và địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề tiếp tục chưa thống nhất ý kiến thì chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo.

Các bộ, ngành phải nghiên cứu kỹ nội dung báo cáo và chủ động thực hiện các đề xuất, kiến nghị đã nêu trong báo cáo; đồng thời tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình hoàn thiện Báo cáo khi được yêu cầu; tiếp thu, giải trình các vấn đề có liên quan sau khi có ý kiến thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội.

Các địa phương tổ chức thực hiện nghiên túc, hiệu quả việc thi hành pháp luật, tránh trường hợp vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật dẫn đến cách hiểu quy định của pháp luật có bất cập, vướng mắc.

Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu, đầy đủ dù việc rà soát lần này là việc khó do liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao Tổ công tác, trong thời gian ngắn đã rà soát một khối lượng lớn văn bản để xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp được đầy đủ, toàn diện những khó khăn, vướng mắc, bất cập và đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm kịp thời khắc phục hạn chế, khơi thông điểm nghẽn.

Các địa phương kiến nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành trong rà soát; sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để bảo đảm chất lượng các văn bản pháp luật ban hành.

Các địa phương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp xây dựng đề án tăng cường cán bộ pháp chế cho các địa phương; tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương về xây dựng thể chế và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quan tâm đầu tư kinh phí bảo đảm những điều kiện cần thiết cho công tác xây dựng thể chế.

Các địa phương cũng phản ánh những bất cập liên quan đến đấu giá tài sản, đăng ký kinh doanh, gia hạn hoạt động của dự án đầu tư, sử dụng không gian ngầm, xây dựng nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ….

Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu, đầy đủ dù việc rà soát lần này là việc khó do liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, lại được thực hiện trong thời gian ngắn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.

Đánh giá cao những ý kiến phát biểu góp ý tâm huyết, sát với thực tiễn đối với dự thảo Báo cáo tại Hội Nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục góp ý chi tiết, trực tiếp vào dự thảo Báo cáo đến hết ngày hôm nay (21/9) để Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện, xin ý kiến thành viên Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Ảnh 3.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục góp ý chi tiết, trực tiếp vào dự thảo Báo cáo đến hết ngày hôm nay (21/9) để Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện - Ảnh: VGP/Hải Minh

Căn cứ vào nội dung dự thảo Báo cáo, các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng để giải trình trước Quốc hội những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của mình; chủ động sửa đổi, bổ sung, hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ngay trong quý 4/2023 những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các bộ, ngành.

Đối với những nội dung liên quan đến luật, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơ hội để Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, theo hướng những nội dung nào thuộc chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2023-2024 thì các bộ, ngành lựa chọn đưa vào, còn những nội dung chưa có thì đề xuất điều chỉnh ngay trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền kịp thời về những nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm sớm đưa quy định của pháp luật vào cuộc sống, tạo đồng thuận trong xã hội.

Bên cạnh những nội dung rà soát trong Báo cáo, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập nảy sinh./.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Tin mới nhất

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm tin cậy để đến đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tại phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra ngày 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo đại hội.
Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Ngày 2/12, tại Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023 mở ra nhiều cơ hội cho hợp tác
Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Đoàn đại biểu ngành Công Thương gồm 14 công đoàn viên tiêu biểu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Sáng nay 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã chính thức khai mạc phiên trọng thể.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị khẳng định phát triển quan hệ với Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.
Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Hôm nay (2/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 diễn ra từ ngày 1-3/12. Đoàn đại biểu ngành Công Thương tham dự Đại hội gồm 14 công đoàn viên tiêu biểu.
Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tối 1/12, UBND tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc "Thai Binh Homecoming Day"
Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt tại Dubai dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sáng nay 1/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã chính thức khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Sáng ngày 1/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, có kinh nghiệm quản lý, trong đó có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tư, kinh doanh.
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 12.
Tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn

Tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn

Ngày 30/11/2023, tại Thái Bình đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí, xuất bản – Lý luận và thực tiễn”.
Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Chính phủ đã hội đàm với Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz.
Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Nồng độ cồn bằng 0: Các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ

Nồng độ cồn bằng 0: Các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ

Về quy định "nồng độ cồn bằng 0", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh mong muốn các cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức, người dân ủng hộ.
Quốc hội đang xin ý kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024

Quốc hội đang xin ý kiến tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tổ chức Kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024 để xem xét một số nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng tích cực hơn

Chủ tịch Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng tích cực hơn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tăng trưởng kinh tế dần được phục hồi theo hướng ngày một tích cực hơn, dự báo cả năm GDP tăng trên 5%.
Hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp

Hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp

Triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển loại hình khu công nghiệp mới, nhằm hình thành chuỗi liên kết ngành, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp.
Thổ Nhĩ Kỳ - cầu nối để hàng Việt tiếp cận thị trường EU, Trung Đông

Thổ Nhĩ Kỳ - cầu nối để hàng Việt tiếp cận thị trường EU, Trung Đông

Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU và Trung Đông, trong khi Việt Nam là cửa ngõ cho doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ chạm tới ASEAN.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động