Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tránh đầu cơ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là phải lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư một cách bài bản, đồng bộ, tránh tình trạng "bong bóng".
Giải pháp nào đảm bảo thị trường bất động sản phát triển minh bạch, ổn định? Thị trường bất động sản thế giới có dấu hiệu phục hồi; nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Kiểm soát rủi ro đầu cơ, thổi giá trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 11/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho địa phương, doanh nghiệp (Tổ công tác) sau khi Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) được ban hành.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ ra những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề như ngân hàng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Theo đó, để tháo gỡ cho thị thường bất động sản, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, có nhiều chỉ đạo, cuộc họp, diễn đàn để ghi nhận ý kiến góp ý và tìm giải pháp. Chính phủ, Quốc hội cũng đã khẩn trương sửa đổi các luật liên quan, chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn luật.

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tránh đầu cơ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản

Bên cạnh đó, dấu hiệu "ấm lên", khả quan của nền kinh tế cũng có sự đóng góp của các doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản.

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả thực thi của các cơ chế, chính sách, pháp luật trong giải quyết khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, như: Tín dụng, quy hoạch, tình trạng pháp lý, hoạt động kinh doanh bất động sản…

"Nhà nước sẽ làm hết sức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để thực hiện những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền. Đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp, giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng: "Cần cùng cần nhau có quan điểm rõ ràng, công tâm, khách quan, không né tránh, nhằm đưa thị trường bất động sản trở lại hoạt động bình thường".

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, thời gian qua, thị trường bất động sản nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bất động sản đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Tiêu biểu, Hà Nội hiện có 404 dự án; qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, đã giải quyết: đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai 81 dự án; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hà Nội đang tiếp tục triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành.

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tránh đầu cơ
Các đại biểu tham dự phát biểu tại buổi họp

Tương tự, TP.Hồ Chí Minh đã triển khai giải quyết: theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công tác yêu cầu; 44/148 dự án do Hiệp hội Bất động sản Thành phố tổng hợp kiến nghị; đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án…

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế đã được các luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)) tháo gỡ nhưng chưa có hiệu lực thi hành dẫn đến chưa giải quyết ngay khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Một số địa phương chưa thành lập Tổ công tác, chưa giải quyết khó khăn; còn nhiều vướng mắc trong tổ chức triển khai thực thi pháp luật; chưa tập trung lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở; chưa đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất...; cải cách thủ tục hành chính chậm…

Tại cuộc họp, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng đã tập trung thảo luận các giải pháp nhằm xác định mức giá hợp lý cho nhà ở thương mại phân khúc cao cấp; đánh giá thị trường BĐS dành cho khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, ngành ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro mà đối với ngành BĐS là đầu cơ và thổi giá khiến khó tiêu thụ sản phẩm, không luân chuyển được dòng vốn, khó thu hồi nợ.

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tránh đầu cơ
Lãnh đạo doanh nghiệp phát biểu

Thông tin về gói tín dụng thương mại 120.000 tỷ đồng, đại diện các ngân hàng BIDV, Agribank, VietinBank, UBND TP. Hà Nội cho biết, khó khăn trong giải ngân gói tín dụng thương mại 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội là khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, tính thanh khoản của dự án, giới hạn về tỷ suất lợi nhuận của các dự án nhà ở xã hội…

Một số doanh nghiệp kiến nghị rút ngắn thời gian rà soát thủ tục pháp lý, nguồn gốc sử dụng đất dự án nhà ở xã hội; đơn giản hoá quy trình, thủ tục hành chính; nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng cho chủ đầu tư và người mua có thu nhập trung bình và thấp…

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vấn đề đặt ra là phải lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư một cách bài bản, đồng bộ, khoa học, nhanh nhạy đối với công tác quản lý lĩnh vực bất động sản, đất đai, tín dụng, vốn… tạo ra thị trường lành mạnh, tránh tình trạng "bong bóng" bất động sản.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng tổng kết thành những nhóm vấn đề vướng mắc chủ yếu có thể được giải quyết trong các luật sửa đổi, bổ sung về đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS… vừa được thông qua, từ đó nghiên cứu phương án tham mưu, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành văn bản theo thẩm quyền cho phép áp dụng trước thời điểm luật có hiệu lực.

Tổ Công tác thống kê số dự án bất động sản đã được giao đất nhưng đang vướng mắc về thủ tục pháp lý; xây dựng tiêu chí nhà đầu tư bất động sản có năng lực; tổng kết, pháp điển hoá việc thí điểm cho phép địa phương điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với các dự án BĐS nhưng không giảm các chỉ tiêu chung;

Mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội cho người có thu nhập trung bình và thấp, DN trong khu công nghiệp; hướng dẫn đầy đủ cho địa phương thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã có về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xác định giá đất…

"Việc giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương phải có địa chỉ, thời hạn cụ thể. Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm, bao giờ hoàn thành", Phó Thủ tướng nói.

Lấy lại niềm tin và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tránh đầu cơ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, cần tạo ra thị trường lành mạnh, tránh tình trạng "bong bóng" BĐS.

Phó Thủ tướng giao các địa phương tính toán cụ thể nhu cầu của người dân, bố trí đầy đủ quỹ đất dành cho các dự án nhà ở, cải tạo chung cư cũ, trong quá trình lập, thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn; báo cáo hoạt động của các tổ công tác của địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.

Đối với nguồn vốn dành cho các dự án nhà ở xã hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách tài khoá dài hạn hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay tín dụng ưu đãi; thành lập quỹ đầu tư nhà ở xã hội bao gồm ngân sách Nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp từ chi phí 20% xây nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại và các nguồn hợp pháp khác hỗ trợ cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội, bảo đảm hài hoà giữa thực hiện chính sách xã hội và cơ chế thị trường.

Phó Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tính toán chi phí hợp lý, đưa ra các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có giá bán phù hợp, bảo đảm chất lượng, thiết kế, thẩm mỹ và mức lợi nhuận hợp lý, hài hoà lợi ích với Nhà nước, người dân; góp phần phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.
Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Mobile VerionPhiên bản di động