Thứ bảy 10/05/2025 16:32

Lào chuyển hướng thị trường nhập khẩu, cơ hội cho hải sản Việt Nam

Ổ dịch Covid-19 tại một chợ hải sản của Thái Lan đã nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành. Ngay lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh hải sản của Lào đã chuyển sang tìm kiếm các nhà nhập khẩu hải sản của Việt Nam.

Sau lệnh cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan vì lo ngại lây lan dịch Covid-19, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Lào đang nhanh chóng tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Việt Nam.

Mực ống Nghệ An luôn được thực khách tại Lào ưa thích.

Ổ dịch Covid-19 tại một chợ hải sản của nước láng giềng Thái Lan mới đây đã nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành, khiến Chính phủ Lào lo lắng, ra lệnh tạm dừng nhập khẩu hải sản từ Thái Lan từ cuối tháng 12 năm 2020, cho đến khi hai nước tìm ra biện pháp đảm bảo sự an toàn trong việc xuất nhập khẩu mặt hàng này. Ngay lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh hải sản của Lào đã nhanh chóng chuyển sang tìm kiếm các nhà nhập khẩu hải sản của Việt Nam.

Lâu nay, nguồn hải sản Việt Nam nhập khẩu vào Lào chủ yếu từ vùng biển miền Trung, bằng đường bộ qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), với sản lượng chưa nhiều, chủ yếu do các tiểu thương là người Việt kinh doanh tại Lào đặt hàng cung cấp cho một số nhà hàng. Hầu hết hải sản được bán tại các siêu thị và chợ lớn của Lào là nhập khẩu từ Thái Lan. Hải sản Việt Nam được người tiêu dùng tại Lào ưa chuộng vì tươi ngon ngon nhờ quãng đường vận chuyển ngắn. Tuy nhiên, chưa thể cạnh tranh với hải sản Thái Lan về giá cả và phương thức thanh toán. Nhiều nhà hàng hải sản tại thủ đô Vientiane cho biết, “chi phí đã tăng thêm từ 20% khi phải bán hải sản mua từ Việt Nam, sau khi có lệnh cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan”.

Việc chuyển hướng thị trường nhập khẩu là cơ hội để hải sản Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Lào. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt cơ hội này như thế nào và có cách tiếp cận thích hợp để hải sản Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng hải sản Thái Lan tại một thị trường gần nhưng không có biển như Lào mà thôi./ .

vov.vn

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo