Lào Cai: Tận dụng lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu
Xuất nhập khẩu 18/11/2018 11:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Sở Công Thương Lào Cai, giá trị sản xuất công nghiệp của Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp khu vực cửa khẩu hiện chiếm tỷ trọng gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
![]() |
Lào Cai có lợi thế phát triển kinh tế cửa khẩu |
Xác định kinh tế cửa khẩu là một trong những hạng mục quan trọng để phát triển kinh tế cửa khẩu tại địa phương này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 40/2016/QÐ-TTg cho phép tỉnh Lào Cai tiếp tục mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Lào Cai với diện tích sau điều chỉnh là 15.929,8 ha bao gồm nhiều phường, xã thuộc thành phố Lào Cai và một phần các xã của bốn huyện: Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương và Si Ma Cai.
Theo quyết định trên, KKTCK Lào Cai được tổ chức thành các khu chức năng như Khu phi thuế quan; Khu cửa khẩu; Khu cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Khu giải trí; Khu du lịch; Khu đô thị, dân cư và các khu chức năng khác phù hợp đặc điểm địa phương. Quy mô, vị trí từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết KKTCK Lào Cai. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng Ðề án phát triển kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng; áp dụng cơ chế quản lý vận hành khoa học, tiên tiến; chính sách thu hút đầu tư và cung cấp các dịch vụ công hiệu quả.
Về hạ tầng, Lào Cai tập trung xây dựng 4 cụm kinh tế trọng điểm, bao gồm trung tâm quản lý cửa khẩu, một khu thương mại và hai cụm công nghiệp chế xuất phụ trợ. Xây dựng khu nhà liên hợp với các trang thiết bị bảo đảm thực hiện tốt chức năng, thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm dịch, miễn thuế. Xây dựng cảng cạn nội địa ICD Phố Mới, kết nối với tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội, bảo đảm khả năng thông quan hàng hóa đạt công suất từ 130 nghìn đến 300 nghìn TEU/năm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Xây dựng hai cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải diện tích 304 ha và Ðông Phố Mới diện tích 146 ha, hình thành khu công nghiệp tập trung, phát triển công nghiệp sạch, gia công, tái chế hàng xuất khẩu, kho trung chuyển hàng hóa. Ðiểm nhấn trong hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu là hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc) đã ký kết Ðề án Khu hợp tác kinh tế Lào Cai, Việt Nam - Hồng Hà, Trung Quốc. Hiện nay hai bên đang tích cực thúc đẩy xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Lào Cai - Vân Nam.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động thông thương, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và Ty Thương vụ tỉnh Vân Nam đã cụ thể hóa, tạo thuận lợi thông quan tại cửa khẩu như: Cho phép xe tải trọng lớn chở bốn loại trái cây: thanh long, dưa hấu, vải, chuối qua cửa khẩu vẫn được hưởng chính sách biên mậu; kéo dài thời gian thông quan các loại nông sản, thủy sản tại Cửa khẩu Kim Thành từ 8 đến 22 giờ hàng ngày; điều chỉnh giảm từ 10 - 20% mức phí sử dụng hạ tầng tại cửa khẩu. Công tác xúc tiến XNK được triển khai mạnh mẽ.
Ngoài ra, Hải quan Lào Cai đã thực hiện kê khai hải quan điện tử, hàng hóa XNK được phân luồng xanh, vàng, đỏ. Ðối với luồng xanh hàng hóa được thông quan ngay khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục về tờ khai và nộp thuế; luồng vàng thời gian thực hiện từ 5 đến 10 phút, rút ngắn thời gian thông quan, tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ở Lào Cai.
Tới đây, hệ thống hạ tầng KKTCK sẽ được bổ sung, hình thành thêm hệ thống logistics, khu vực kho cảng cạn, bến bãi tập kết hàng hóa, các cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, các khu vực chức năng khác, hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới Lào Cai - Hà Khẩu… để thu hút đầu tư, khai thác các dịch vụ gia công, đóng gói, chế biến, tài chính, vận tải, du lịch…, tạo thành vùng kinh tế động lực, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm và thu ngân sách.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Công Thương sửa đổi Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới: Từ 1/1/2025, ai được xuất khẩu tiểu ngạch?

Hai dòng xe ô tô nguyên chiếc có lượng nhập khẩu nhiều nhất về Việt Nam

Năm 2022, Việt Nam chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ: Khi nào phục hồi trở lại?
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường khu vực ASEAN bật tăng

Một số mặt hàng thực vật sẽ điều chỉnh đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc

Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tăng 3 con số

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hành, hẹ, tỏi lớn nhất của Việt Nam

TP. Cần Thơ: Chuyến hàng xuất khẩu sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc

Thực hiện quy định gỡ 'thẻ vàng' IUU phát sinh bất cập từ thực tế triển khai

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha

Nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia tăng vọt, liệu có bất thường?

Khó khăn về thị trường và đơn hàng, xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16,7%

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 2 con số

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng 2 con số

Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 cho Canada

Xuất khẩu gạo có tín hiệu vui

Điều gì “ngáng đường” sầu riêng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc?

Hai tháng đầu năm, nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 56,3%

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản số 1 cho Quảng Tây (Trung Quốc)

Nông sản, thực phẩm Việt chinh phục thị trường Nhật Bản
