Lãnh đạo PVN, EVN, PVGas đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?

Tổng giám đốc Tập đoàn PVN, EVN và PV Gas đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Tại cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và lấy ý kiến dự thảo Chiến lược về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 25/12, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã có những kiến nghị đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai các dự án nguồn điện nêu trên.

Lãnh đạo PVN và EVN đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?

Báo cáo tại cuộc họp, Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Phạm Văn Phong cho biết, theo quy hoạch điện VIII, đã có 10 dự án nhiệt điện khí tự nhiên trong nước với tổng công suất 7.900 MW; và 13 dự án nhiệt điện LNG với tổng công suất 22.400 MW đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Danh mục các dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện đến năm 2030.

Lãnh đạo PVN và EVN đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?
Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) Phạm Văn Phong

Trong đó các nhà máy sử dụng nguồn khí trong nước gồm Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn I (660 MW) đã đi vào vận hành, sẽ chuyển sang dùng khí Lô B. Các dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III, IV (1050 MW) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư (sử dụng khí Lô B-3.810 MW); Dự án nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Quảng Trị (sử dụng khí mỏ Báo vàng 340 MW) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư; Dự án nhà máy Miền điện tuabin khí hỗn hợp Miền Trung I và II, Dung Quất I, Dung Quất II, Dung Quất III (750 MW) đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư (sử dụng khí Cá Voi Xanh -3.750 MW). Tiến độ thực hiện phụ thuộc vào tiến độ dự án thượng nguồn.

Đối với 13 dự án nhiệt điện LNG, tiêu thụ khoảng 22,5 tỷ m3 khí/năm, tương đương 16,1 triệu tấn LNG/năm (chưa bao gồm phần LNG cấp bù cho các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên khai thác trong nước với tổng công suất dự kiến đến năm 2030 là 14.930 MW), chiếm 14,9% tổng nguồn điện của cả nước. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án chưa triển khai khoảng 20 tỷ USD và khoảng 6,3 tỷ USD để xây dựng hệ thống kho chứa, cảng nhập LNG.

Khối lượng dự án và nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi thời gian triển khai các dự án để đạt được mục tiêu đề ra không còn nhiều, trong khi còn quá nhiều vướng mắc.

Theo ông Phạm Văn Phong, hiện, chúng ta chưa có chính sách về tài chính, cơ chế bao tiêu sản lượng điện khí, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện... Điều đó đã khiến các dự án đầu tư không xác định được khả năng thu hồi vốn, thu xếp vốn, không xác định được lượng LNG cần nhập khẩu bao nhiêu để đảm bảo mức giá khí cạnh tranh trong ký kết hợp đồng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện… Tất cả các vướng mắc trên làm chậm tiến độ của các dự án điện khí.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất kho chứa và cảng nhập LNG tại khu vực Thị Vải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của PV GAS đã được hoàn thành và sẵn sàng cung cấp LNG tái hóa cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam Bộ. Các kho cảng khác, bao gồm một số cảng nhập được quy hoạch tích hợp trong các dự án nhiệt điện LNG, hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc kể cả các vấn đề về điều kiện kỹ thuật và các quy định có liên quan. Như vậy, có thể thấy hạ tầng nhập khẩu LNG còn rất thiếu để đảm bảo mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch Điện VIII. Ngoài ra, việc chưa xem xét để kết nối hạ tầng nhập khẩu LNG và các nhà máy điện sẽ không tối ưu được nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư và lãng phí tài nguyên cảng biển của Việt Nam.

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ các dự án, PVGas kiến nghị về nhập khẩu LNG, Nhà nước giao cho PVN/PVGas xây dựng quy trình nhập khẩu, đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch. Giai doạn từ nay đến 2030 giao PVN/PVGas là đầu mối để tập trung và tạo lợi thế đàm phán.

Về đầu tư nên ưu tiên đầu tư kho cảng tập trung nhằm tối ưu chi phí đầu tư, tối ưu hoá tài nguyên cảng biển để giảm giá thành phát điện.

Về cơ chế tiêu thụ LNG cho phát điện, cần chấp thuận cơ chế chuyển ngang giá, phí và bao tiêu sản lượng điện dài hạn từ 75-80% cho các nhà máy điện. Bổ sung các quy định liên quan đến xác định cước phí nhập khẩu, tồn trữ, tái hoá và phân phối LNG.

Lãnh đạo PVN và EVN đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?
Tổng giám đốc Tập đoàn PVN phát biểu

Phát biểu bổ sung ý kiến về điện khí và điện gió ngoài khơi, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng đánh giá cao Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp trao đổi liên quan đến các cơ chế, chính sách cho phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi.

Ông Lê Mạnh Hùng cho rằng, ngoại trừ Hydrogen, hiện các lĩnh vực liên quan đến thực hiện Kế hoạch Quy hoạch Điện VIII thuộc trách nhiệm của PVN đều đang được triển khai, tuy nhiên do thiếu các cơ chế chính sách cho điện khí, điện gió ngoài khơi nên rủi ro rất cao cho nhà đầu tư.

Về phát triển các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên trong nước, ông Hùng cho biết sẽ mang lại lợi ích cho nhà nước rất lớn. 1 kWh điện khí, nhà nước thu gần 50% các loại thuế, phí...

Góp ý về điện gió ngoài khơi, ông Lê Mạnh Hùng thông tin, pháp luật hiện hành không thể hiện rõ dự án điện gió ngoài khơi có được xác định là dự án có sử dụng đất hay không. Luật Đầu tư năm 2020 không có định nghĩa cụ thể dự án như thế nào được xác định là “dự án có sử dụng đất”. Luật Đất đai hiện hành không có định nghĩa “đất” nói chung mà chỉ quy định về “đất có mặt nước” là một loại đất, nhưng có bao gồm đất dưới mặt nước biển hay không, trong khi đó, lòng đất dưới đáy biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam... trong khi Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, trong Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chưa xác định được tên, địa điểm, quy mô công suất, phương án đấu nối các dự án điện gió ngoài khơi, chưa có cơ sở để thực hiện khảo sát, đo đạc, điều tra, đánh giá tác động làm cơ sở lập dự án đầu tư điện gió ngoài khơi..

Do tương đồng với các hoạt động dầu khí ngoài khơi nên các dự án điện gió ngoài khơi được các nước trên thế giới gắn với hoạt động của dầu khí ngoài khơi như: Khảo sát đáy biển, điều tra... và điều này PVN hoàn toàn làm được, vấn đề là thiếu cơ chế, chính sách, quy hoạch, chưa có địa điểm, chưa có cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm quyết định phê duyệt.

Lãnh đạo PVN và EVN đề xuất gì để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi?
Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn phát biểu

Trong khi đó, dưới góc độ là bên mua điện, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tất cả những khó khăn vướng mắc hiện nay rất khó giải quyết vì cơ chế giá.

"Vấn đề mấu chốt hiện nay là cơ chế giá. EVN là doanh nghiệp duy nhất bị quản lý theo chế độ đầu vào theo thị trường nhưng đầu ra lại theo sự điều tiết, quản lý giá của Nhà nước. Do vậy, Tập đoàn rất khó hoàn thành nhiệm vụ được giao" - Ông Nguyễn Anh Tuấn nói và bày tỏ mong muốn sớm có các cơ chế chính sách phù hợp đối với thị trường điện Việt Nam. Khi giải quyết được cơ chế đầu vào đầu ra theo thị trường thì sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư.

Song Dũng Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng công ty Khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

Đảm bảo an toàn lưới điện miền Trung – Tây Nguyên dịp Quốc khánh

PTC 3 đã chủ động phổi hợp với các lực lượng an ninh để đảm bảo an toàn hệ thống lưới truyền tải điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên dịp Quốc khánh.
Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Quyết tâm vượt khó, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình,công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với NSMO

Ngày 20/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã làm việc với Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động