Thứ tư 14/05/2025 23:43

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội: Thăm, tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022

Trong 2 ngày, 5 và 6/4/2022, các đoàn công tác do Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội dẫn đầu, đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 tại các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang…

Tại những điểm đoàn công tác đến chúc Tết Chôl Chnăm Thmây như: Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng và Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ (Sóc Trăng); Chùa Soài So (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang); chùa Sa Sà Ná Răng Xây (phường 4, TP. Vị Thanh, Hậu Giang)… lãnh đạo Đảng, Nhà nước vô cùng phấn khởi khi thấy, với sự quan tâm và những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS nói chung, đồng bào Khmer nói riêng, đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào tại các phum, sóc đã có những đổi thay tích cực.

Nhiều phum, sóc đã về đích nông thôn mới, có cơ sở điện, đường, trường trạm khang trang. Tư duy làm giàu, phát triển kinh tế, lo cho con em học hành của nhiều hộ đồng bào Khmer trở thành tấm gương để đồng bào các dân tộc khác cùng học hỏi. Trong toàn vùng Tây Nam bộ, đã có nhiều trang trại, doanh nghiệp do chính đồng bào Khmer làm chủ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành chụp ảnh lưu niệm với các Hòa thượng tại chùa Kh'leang Sóc Trăng

Báo cáo với Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng - chia sẻ, Sóc Trăng là tỉnh có dân tộc Khmer chiếm 30,18% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 130 cơ sở thờ tự; trong đó có 92 chùa và 38 Salaten, với tổng số sư sãi là 1.869 vị.

Trong năm 2021 và đầu năm 2022, không chỉ vận động các chùa, phật tử chấp hành nghiêm công tác phòng, chống dịch, Hội còn tích cực vận động các nhà hảo tâm, Người có uy tín, đồng bào phật tử để hỗ trợ cho bà con gặp khó khăn trong mùa dịch, các chốt kiểm soát dịch Covid-19... với tổng số tiền trên 27 tỷ đồng...

Ghi nhận những nỗ lực của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác dân tộc, không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là những nơi khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa - trong đó có hơn 330.000 hộ đồng bào dân tộc Khmer.

Năm 2021, lần đầu tiên ở nước ta có Chương trình Mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo vô cùng sát sao. Với nguồn vốn được bố trí là hơn 137.000 tỷ đồng (giai đoạn 2021 – 2025), chương trình sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất ở vùng DTTS; đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh cho những địa bàn khó khăn nhất, của những dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù…

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến (thứ 4 từ phải qua) cùng lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà Tết Chôl Chnăm Thmây Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, tại điểm chùa Sa Sà Ná Răng Xây ở phường 4, TP. Vị Thanh

Nội dung các dự án, nguồn vốn, thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 cũng được Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thông tin khi đến chúc Tết đồng bào Khmer ở Tây Nam bộ.

Tại An Giang, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn đồng bào dân tộc Khmer, mà nòng cốt là các vị chức sắc, sư sãi Ban Quản trị các chùa của An Giang... tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện hiệu quả nội dung các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; nêu cao tinh thần tự lực tự cường, quyết tâm vươn lên, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững…

Trò chuyện với Ban Quản chùa Sa Sà Ná Răng Xây (tỉnh Hậu Giang), Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến động viên đồng bào dân tộc Khmer trước mắt thực hiện được 3 việc: Dù khó khăn thế nào cũng phải chăm lo cho con em đi học và không được bỏ học; động viên và giữ được môi trường sinh thái hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh; trong mọi trường hợp phải đoàn kết nhất trí bảo ban nhau, dứt khoát không nghe bất cứ lời nào khiến cuộc sống của đồng bào bất lợi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho các cá nhân của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng và Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, các đoàn công tác đã trao tặng nhiều phần quà cho các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, các vị Achar, Ban Quản trị các chùa và gia đình chính sách tiêu biểu là người Khmer tại Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang…

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao