Thứ ba 13/05/2025 09:09

Làng tỷ phú nhờ… xuất ngoại

Về xã Đô Thành và Sơn Thành (huyện Yên Thành - Nghệ An) thời điểm này, ai cũng ngạc nhiên về sự đổi mới ở nơi đây. Điều gì làm lên sự thay đổi đó?

Diện mạo nông thôn ở Yên Thành đã “thay da đổi thịt”

 - Phong trào xuất ngoại “chui”

Chúng tôi tìm về xã Sơn Thành, một trong hai xã giàu nhất huyện nhờ có đông người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) “chui”. Ông Cao Viết Năm - Phó Chủ tịch UBND xã - cho biết: Xã có 3.300 lao động thì có gần 1.800 người đi XKLĐ, trong đó XKLĐ “chui” chiếm đến 80%.

Nổi tiếng và giàu nhất Sơn Thành là đại gia đình ông Lê Bình, với 4 con trai và 4 dâu, rể đi XKLĐ. Theo anh Thành (con trai ông Bình, đi Nga 3 năm nay trở về và đã đưa được thêm bà con, họ hàng sang), đa số lao động xuất khẩu sang Nga và một số nước Đông Âu thường buôn bán ở chợ, mở quán bán hàng ăn.

Ông Bình tâm sự, người đầu tiên ở xã đi XKLĐ là do có người nhà làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan đưa sang. Người sang trước đưa người theo sau. “Bản thân tôi khi mới đi sang Đức, sau đó tìm đường đến Nga làm cửu vạn tại Trung tâm Thương mại của người Việt. Khi có vốn, tôi mở quầy buôn bán. Lúc kinh nghiệm làm ăn và vốn liếng nhiều thì tìm cách đưa anh em bên nhà sang”- ông Bình kể.

Tương tự, tại xã Đô Thành, số lượng người XKLĐ khá cao. Ông Hồ Chí Cường- Chủ tịch UBND xã - chia sẻ: Xã có 3.000 hộ, 8.000 lao động nhưng có tới 2.000 người đi xuất khẩu.

Kinh nghiệm của một số người dân có thâm niên xuất ngoại “chui”, muốn đi Anh thì bay sang Pháp là nhanh nhất. Từ Pháp sang Anh chỉ mất 6 tiếng đi taxi nhưng sang Pháp rất khó, thi thoảng mới lọt một vài người. Từ trước đến nay, đường dây chủ yếu dẫn người sang Nga. Từ Nga đi tiếp sang Ba Lan, Đức, Pháp và Anh. Hầu hết số lao động này đều dùng hộ chiếu và visa du lịch.

Xã có 300 tỷ phú

Ông Nguyễn Tiến Lợi - Chủ tịch UBND huyện Yên Thành:

Tại thời điểm này, huyện có hơn 1 vạn lao động xuất khẩu tại các nước châu Âu, châu Á. Trong 39 xã, nổi lên 2 xã có số người đi lao động nhiều nhất, đó là Sơn Thành 1.750 người và Đô Thành 2.000 người, còn lại bình quân 200 - 300 người/xã.

Hiện tại, xã Đô Thành có hơn 300 tỷ phú. Nhiều người sau khi làm ăn ở nước ngoài trở về đã thành lập công ty, tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn người lao động trong và ngoài xã. Ông Cường khẳng định: Có được bộ mặt nông thôn như ngày nay là nhờ... xuất ngoại. Toàn xã hiện có 2.000 nhà 2 tầng trở lên. Xe ôtô hạng sang có trên 100 chiếc. Xe làm ăn hơn 100 chiếc. Tính khiêm tốn, bình quân thu nhập đầu người đạt 23 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, thị trường Lào làm ăn dễ nên một bộ phận lao động ở Đô Thành bắt đầu sang đây tìm kiếm cơ hội làm giàu, đặc biệt là giới trẻ. Một khu làng Việt kiều Lào với những công ty, doanh nghiệp được dựng lên bên bờ kênh Vực Bách, trở thành “xóm tỷ phú” của xã Đô Thành. Nhờ dòng tiền này từ nước ngoài gửi về mà diện mạo Đô Thành đã “thay da đổi thịt”.

Sơn Thành cũng không kém Đô Thành về độ giàu có. Theo người dân nơi đây, nhiều gia đình có trên 100 tỉ đồng đã vào Bình Dương, ra Hà Nội, đến Cửa Lò xây khách sạn, nhà hàng. Trong xã, tiệm vàng mọc lên như nấm. Thu nhập đầu người ở đây cũng xấp xỉ 22 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Đình Thông - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Yên Thành - nhìn nhận: Hàng tháng, người dân huyện Yên Thành từ nước ngoài gửi lượng tiền về khá lớn. Từ năm 2005, huyện phải đề nghị tỉnh cho mở dịch vụ gửi tiền từ nước ngoài về ngân hàng nông nghiệp cấp huyện. Mỗi năm, các lao động gửi qua dịch vụ ngân hàng này 13 triệu USD, gửi qua các dịch vụ tư nhân 12 triệu USD, tổng ngoại hối hàng năm là 25 triệu USD.

Lan Anh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?