Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”

Thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn, nòng cốt là lực lượng công an đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan.
Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch

Xử lý nghiêm các hành vi phạm tội

Thời điểm trước năm 2019, trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ luỵ xấu đến đời sống xã hội, kéo theo sự gia tăng của nhiều loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự; kết quả đấu tranh, xử lý với các đối tượng thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có khó khăn do việc áp dụng pháp luật.

Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh, triệt phá hoạt động “tín dụng đen”
Hoạt động “tín dụng đen” trên không gian mạng, cho vay tiền online vẫn diễn ra phức tạp

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Công an đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cụ thể hóa, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan trên địa bàn, qua đó đạt nhiều kết quả, chuyển biến tích cực, rõ nét.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, qua 03 năm đấu tranh quyết liệt, hiện nay các băng nhóm, đối tượng hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng có xu hướng chuyển địa bàn, lĩnh vực hoạt động hoặc ẩn mình, co cụm, không ngang nhiên thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ (cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật…), đe dọa đòi nợ; tình trạng treo biển, phát, dán tờ rơi, quảng cáo liên quan đến hoạt động cho vay tại nơi công cộng, tường, cột điện, cây xanh không còn.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa được quan tâm thực hiện đạt kết quả cao, số lượng người dân tìm đến “tín dụng đen” để vay tiền phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh giảm; tỉnh đã chủ động rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phương thức thủ đoạn của băng nhóm, đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp quản lý, phòng ngừa, đấu tranh phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra công tác tại các cơ sở kinh doanh có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng nhằm phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Theo đó, toàn tỉnh tổ chức kiểm tra 320 lượt 186 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ trên địa bàn, xử phạt vi phạm hành chính 04 cá nhân, 01 cơ sở kinh doanh và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với 01 cơ sở kinh doanh.

Riêng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành 17 cuộc thanh tra, 07 cuộc kiểm tra, ban hành 154 kiến nghị đối với các đơn vị được thanh tra, kiểm tra; lập biên bản vi phạm hành chính đối với 01 doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện niêm yết và thanh toán bằng ngoại tệ trái phép.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, đấu tranh, không để tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” hoạt động phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, từ ngày 15/4/2019 đến 14/4/2022, lực lượng công an đã phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, khởi tố điều tra 38 vụ 59 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, xử phạt vi phạm hành chính 01 vụ 01 đối tượng về hành vi hủy hoại tài sản liên quan đến hoạt động đòi nợ “tín dụng đen”.

Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 127 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (giảm 68 cơ sở kinh doanh so với năm 2020) và không có cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngăn ngừa “tín dụng đen” trên không gian mạng

Tuy nhiên, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, hoạt động “tín dụng đen” và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan trên địa bàn vẫn tiềm ẩn diễn biến khó lường, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, tác động tiêu cực đến thu nhập, việc làm của người lao động.

Các đối tượng chuyển sang hoạt động lén lút với thủ đoạn tinh vi hơn nhằm trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng; hoạt động huy động vốn, vay đáo hạn ngân hàng với lãi suất cao, “tín dụng đen” trên không gian mạng, cho vay tiền online vẫn diễn ra phức tạp.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng phần nhiều đã chuyển hướng sử dụng các website, ứng dụng (app) cho vay trên điện thoại di động, theo đó người vay tiền chỉ cần đăng ký tài khoản, khai báo thông tin, cung cấp ảnh, căn cước công dân hoặc giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, số tài khoản ngân hàng và đồng ý cho ứng dụng truy xuất dữ liệu (danh bạ, ảnh) trên điện thoại cá nhân là có thể vay được tiền.

Nếu người vay không trả nợ đúng kỳ hạn theo đăng ký thỏa thuận trên app, website thì cả người vay và những người có tên trong danh bạ điện thoại sẽ bị nhân viên gọi điện nhắc nợ, quấy rối, sử dụng hình ảnh phản cảm đăng tải lên mạng xã hội, gửi cho người thân, bạn bè... ảnh hưởng đến cuộc sống, uy tín, danh dự của người vay tiền.

Trước tình hình đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc chấp hành chính sách tài chính, quy định của pháp luật về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn; tập trung tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả tác hại của hoạt động “tín dụng đen”, nhất là các thủ đoạn cho vay tiền qua mạng.

Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục rà soát, lập danh sách quản lý các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, băng nhóm, đối tượng có điều kiện, khả năng, biểu hiện hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn, từ đó đề ra các biện pháp quản lý, phòng ngừa đạt hiệu quả; tăng cường quản lý các đối tượng hình sự hoạt động lưu động, đối tượng có tiền án, tiền sự... không để các đối tượng này tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê nhằm hạn chế việc phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật từ “tín dụng đen”.

Chỉ đạo siết chặt quản lý, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và các cơ sở hoạt động trá hình khác liên quan đến “tín dụng đen”; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện, đấu tranh triệt phá, xử lý nghiêm tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" trên địa bàn.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn: Hoạt động cho vay trực tuyến, vay ngang hàng (P2P Lending) biến tướng “tín dụng đen”, các hoạt động huy động vốn với lãi suất cao, đầu tư tài chính, kinh doanh đa cấp, tiền ảo... sẽ gia tăng, lôi kéo nhiều người dân tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy đối với xã hội. Các lực lượng chức năng cần tiếp tục quyết liệt hơn nữa trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động