Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch

Trong bối cảnh khó khăn vì đại dịch, hoạt động “tín dụng đen” lại hoành hành ở nhiều địa phương khiến không ít người dân rơi vào cảnh “khốn cùng”, mất nhà cửa. Để tín dụng đen không hoành hành sau đại dịch rất cần sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.

Tín dụng đen “bủa vây” những người yếu thế

Theo thông tin tại Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức", do Báo Lao động tổ chức chiều ngày 12/11, thời gian qua hoạt động tín dụng đen xảy ra tại nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây bức xúc trong xã hội. Tín dụng đen đang bủa vây những người yếu thế, từ thành phố cho tới nông thôn. Đáng lo ngại hơn, với cách đòi nợ kiểu “xã hội đen” hiện nay, không ít người dân rơi vào cảnh khốn cùng, mất nhà cửa… Tuy nhiên, việc ngăn chặn tín dụng đen không dễ dàng khi thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, thậm chí sử dụng công nghệ cao, tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Hội thảo “Cảnh báo bẫy tín dụng đen, đẩy mạnh kênh tín dụng chính thức" do Báo Lao động tổ chức chiều ngày 12/11

Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc có 26.942 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Từ đầu năm 2020 đến nay, Công an các địa phương đã cấp mới 2.436 Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Đồng thời, cũng thu hồi 175 Giấy chứng nhận và phát hiện 2.736 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính số tiền 7,728 tỉ đồng. Qua công tác nghiệp vụ, Công an các địa phương đã rà soát, phát hiện: 6664 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; 540 cơ sở kinh doanh tài chính; 3667 cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay lãi suất cao.

Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công An cho biết: Sau 02 năm thực hiện Chỉ thị 12/CT ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen đã có những chuyển biến tích cực. Các đối tượng cho vay và đòi nợ không còn hoạt động công khai, lộng hành như trước; nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân từng bước được nâng cao; tình trạng treo biển, dán tờ rơi, quảng cáo giảm mạnh.

“Trong năm thứ hai thực hiện Chỉ thị 12, qua thống kê các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động tính dụng đen, lực lượng Công an đã tiếp nhận, phát hiện: 1047 vụ/1718 đối tượng, đã khởi tố 554 vụ/990 bị can; Xử phạt hành chính 375 vụ/593 đối tượng. Gồm các tội danh: Giết người; Cố ý gây thương tích; Làm nhục người khác; Bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Xâm phạm chỗ ở người khác; Cướp tài sản…” - Trung tá Đỗ Minh Phương thông tin.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an: Các đối tượng cho vay và đòi nợ không còn hoạt động công khai, lộng hành như trước

Tuy được kiềm chế, nhưng đại diện Bộ Công an cũng nhìn nhận: Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm thiệt hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng cao. Đồng thời, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền…

Đẩy mạnh tín dụng chính thức, "hạ nhiệt" tín dụng đen

Nhằm "hạ nhiệt" tín dụng đen, một trong những giải pháp quan trọng được các đại biểu đưa ra là đẩy mạnh tín dụng chính thức. Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết: Triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của ngành với 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn tổ chức tín dung, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen.

Qua 02 năm triển khai Chỉ thị 12 và Chương trình hành động của ngành ngân hàng, đến nay ngành ngân hàng đã đạt một số kết quả nổi bật. Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa như cho vay liên vụ, cho vay qua sổ tín dụng, vay vốn thông qua các tổ, nhóm của các tổ chức chính trị - xã hội, cho vay, thu nợ ngay tại địa bàn của người vay, triển khai điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng...

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN: NHNN đã xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động của ngành với 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen

Bên cạnh đó, NHNN cũng chú trọng phát triển mạng lưới, từ năm 2019 đến nay, NHNN đã cấp phép thành lập mới 29 chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp cho các tổ chức tín dụng. Đến nay, toàn hệ thống đã có 124 tổ chức tín dụng và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân; riêng công ty tài chính đã có 22 công ty tài chính được cấp phép hoạt động với 13 chi nhánh, 43 văn phòng đại diện và hơn 50 nghìn điểm giới thiệu dịch vụ tại tất cả các tỉnh, thành phố; có 4 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép hoạt động với khoảng 115 chi nhánh, phòng giao dịch tại nhiều tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, NHNN đã cùng với hệ thống ngân hàng tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; giải đáp nhiều kiến nghị; cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh tín dụng đen. Đến cuối tháng 10/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,99 triệu tỉ đồng, tăng 8,72% so với cuối năm 2020, là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là nơi dễ phát sinh hoạt động tín dụng đen) đạt trên 2,48 triệu tỉ đồng với hơn 14 triệu khách hàng, chiếm trên 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế, tăng 9,2% so với cuối năm 2020 và tăng 32,8% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12.

“Đặc biệt, các tổ chức tín dụng cũng đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, toàn hệ thống có 78 tổ chức tín dụng tham gia cho vay phục vụ đời sống với dư nợ vay đạt gần 1,95 triệu tỉ đồng, chiếm 19,6% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 5% so với cuối năm 2020, tăng 9,55% so với cuối năm 2018 và tăng 5,4% so với thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị 12, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 84%” - bà Hà Thu Giang thông tin.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông- Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng chính sách xã hội đã có hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tín dụng chính sách, ông Phan Cử Nhân - Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông -Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết: Trước tình hình tín dụng đen diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen như: Nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ; vay không phải đảm bảo tiền vay và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chức hội đoàn thể phối hợp giữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với vốn vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng, tăn cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực NHNN cho rằng: Việc phòng, chống tín dụng đen cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn với sự tham gia đồng bộ của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trọng tâm theo Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công an cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen hoặc các đối tượng tham gia giới thiệu, tuyên truyền cho tín dụng đen. Đồng thời, có giải pháp phù hợp cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân trong việc xác thực khách hàng để giúp các tổ chức tín dụng giảm chi phí, hạ lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của tín dụng đen.

Không để tín dụng đen hoành hành sau đại dịch
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực NHNN: Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Lãnh đạo NHNN cũng mong muốn, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp phối hợp với ngành ngân hàng hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, phục vụ đời sống; hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thẩm định, xác minh đối tượng, nhu cầu vay vốn của người dân; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong xử lý tài sản bảo đảm nhằm tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng chính thức hiệu quả hơn.

Đối với ngành ngân hàng, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết, sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng và ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

“Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng chưa thể trả được nợ đúng hạn như xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giúp người dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, không phải đi vay nặng lãi từ các đối tượng cho vay tín dụng đen” - ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần tiết giảm chi phí hoạt động, quan tâm dành nguồn lực để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; khuyến khích phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các khách hàng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ ngân hàng khác.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1 đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1 đến 30/6/2025

Nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1/2025 đến 30/6/2025.
Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024

Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024

Chính phủ vừa ban hành quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương. Theo đó, sẽ bổ sung 6.434.437 triệu đồng.
Ngân hàng và người dân cùng chạy

Ngân hàng và người dân cùng chạy 'nước rút' xác thực sinh trắc học

Thời hạn 1/1/2025 cận kề, cả ngân hàng và người dân cùng chạy “nước rút” xác thực sinh trắc học để không bị gián đoạn khi giao dịch trực tuyến.
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích nhất

Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích nhất

Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, “Top 50 nhà tuyển dụng được ưa thích nhất”, “Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu".

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam

Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam

Là 1 trong 2 ngân hàng thuộc nhóm ‘thương hiệu phát triển’, Techcombank phát triển vượt bậc nhờ tầm nhìn, nền tảng công nghệ vượt trội và triết lý kinh doanh.
Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD, theo danh sách 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 mà Forbes công bố.
Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Thời gian qua, một số ngân hàng bị đối tượng xấu đập phá máy ATM để chiếm đoạt tiền, lắp đặt thiết bị ăn cắp dữ liệu thẻ ATM để làm thẻ giả rút tiền...
Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng và thực hiện biện pháp kiểm soát chênh lệch giá.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Kể từ 24/12, chủ thẻ Nam A Bank chỉ cần sử dụng điện thoại có kết nối internet để thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần thẻ vật lý.
Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

VietinBank vinh dự được Tạp chí uy tín tại Anh - Global Banking & Finance Review trao tặng 02 giải thưởng cho hoạt động bán lẻ.
Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Người dân khẩn trương thực hiện xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để tránh bị dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại trên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại trên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Người dân và du khách di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có thể sử dụng phương thức thanh toán hiện đại theo công nghệ Open-loop.
LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á - Nam A Bank (mã HoSE – NAB) vừa được vinh danh top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

Theo Công ty CP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), ước tính có 5 ngân hàng đủ điều kiện được cấp hạn mức tín dụng (room tín dụng) bổ sung.
VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12, VietinBank đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động