Chủ nhật 11/05/2025 23:58

Làng nghề đèn lồng, lân Hội An tất bật dịp Tết Trung thu

Những ngày này, làng nghề đèn lồng, đầu lân Hội An (Quảng Nam) lại tất bật sản xuất những chiếc đèn lồng, đầu lân để phục vụ thị trường Tết Trung thu năm nay.

Cứ gần đến Tết Trung thu, các cơ sở sản xuất đèn lồng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam lại tất bật làm đèn lồng để phục vụ nhu cầu tăng cao của khách hàng khắp cả nước

Theo bà Nguyễn Thị Diệu Linh - Chủ cơ sở sản xuất đèn lồng Hà Linh (phường Cẩm Châu, thành phố Hội An) số lượng đơn hàng năm nay tăng gấp 2-3 lần vì lượng nhu cầu khách hàng tăng vọt dịp Tết Trung thu

“Năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên khách hàng đặt lồng đèn rất ít, hoạt động sản xuất cầm chừng. Còn với năm nay, nhu cầu đặt hàng dịp lễ tăng mạnh, cơ sở tất bật làm từ tận sáng sớm đến tối để hoàn thành các đơn hàng”, bà Linh chia sẻ

Việc làm lồng đèn đòi hỏi người thợ có sự khéo léo và tập trung. Các công đoạn chính để tạo nên đèn lồng là: tạo khung, định hình cho lồng đèn từ tre hoặc thép, phết keo lên khung và dán vải bọc khung, trang trí

Người chẻ tre, người chuốt tre, xếp nan đèn lồng, người bôi keo, người dán đèn... Công việc cứ vậy đều đặn, chuyên nghiệp

Trung bình mỗi ngày, các cơ sở sản xuất đèn lồng tại Hội An cung cấp ra thị trường từ 100-500 chiếc. Giá thành mỗi chiếc từ 50.000 - 1.000.000 đồng tùy kích cỡ

Cận kề Tết Trung thu, không khí tại cơ sở làm đầu lân nức tiếng của anh Nguyễn Hưng (thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, Hội An) lại càng thêm nhộn nhịp. Để kịp tiến độ cung cấp sản phẩm cho thị trường, anh đã phải huy động cả gia đình vào làm cùng

Với hơn 30 năm làm nghề, anh Hưng cho biết để sản xuất đầu lân phải trải qua nhiều công đoạn như: Làm khung, đắp cốt, cắt vải, may, gắn vải, vẽ mắt, dán lông… Chính vì thế, trước mỗi dịp lễ Trung thu, các cơ sở sản xuất phải tất bật làm từ sớm để kịp cung ứng ra thị trường

Để làm được đầu lân, người làm nghề không chỉ khéo tay mà còn phải có năng khiếu nghệ thuật, thể hiện trên từng nét vẽ. Để toát lên được thần thái, cái hồn của một linh vật đòi hỏi người thợ phải làm bằng cả tâm hồn và cảm xúc

Những người thợ đang gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để cho ra những chiếc đầu lân phục vụ nhu cầu chơi Tết Trung thu của các em nhỏ

Một chiếc đầu lân hoàn thành được giao đến cho khách hàng

Giá thành của đầu lân đa dạng từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng/chiếc tuỳ vào mẫu mã, chất lượng, kích cỡ và theo yêu cầu của khách hàng

Theo các chủ cơ sở sản xuất đèn lồng, đầu lân, đây không chỉ là một nghề mà còn là nét đẹp văn hoá, nhằm giữ gìn và quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'