Thứ bảy 10/05/2025 08:00

Làng lụa Vạn Phúc: Không trà trộn sản phẩm

Để giữ vững nghề truyền thống và niềm tin của người tiêu dùng, chính quyền địa phương, Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) luôn nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh phải minh bạch về nguồn gốc sản phẩm.
Sản phẩm tại Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc chất lượng luôn đảm bảo

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hiện có khoảng 264 máy dệt, với sản lượng mỗi năm từ 1,8 - 2 triệu mét lụa các loại. Những mặt hàng lụa tơ tằm của Vạn Phúc như vân, sa quế, sa-tanh hoa các loại không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu đi Thái Lan, Lào và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, sản phẩm lụa Vạn Phúc có từ lâu đời. Các nghệ nhân, thợ giỏi được phát triển từ làng nghề truyền thống nên những mẫu hoa văn mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Vụ khăn lụa Khaisilk có nhãn mác sản xuất tại Trung Quốc đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu lụa của làng nghề hơn nghìn năm tuổi Vạn Phúc. Dù vậy, “xưởng sản xuất của gia đình chúng tôi vẫn hoạt động bình thường” - ông Hà cho biết. Trước những câu hỏi đặt ra của người tiêu dùng, việc có hay không các cơ sở kinh doanh ở Vạn Phúc buôn bán lụa Trung Quốc, ông Hà thẳng thắn nói: Khoảng 70% lụa Vạn Phúc được bày bán sản xuất tại làng nghề, còn lại là các sản phẩm bên ngoài, trong đó có hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm đều được công khai nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ, không có chuyện nhập nhèm hàng Việt với các loại hàng khác. Riêng đối với 20 gian hàng của Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc, tất cả sản phẩm bày bán đều do làng Vạn Phúc sản xuất, không có chuyện trà trộn hàng, các hộ tham gia kinh doanh đều đang trực tiếp sản xuất tại làng nghề.

Các nghệ nhân làng lụa cũng khuyến cáo người tiêu dùng cách lựa chọn sản phẩm lụa Vạn Phúc chuẩn. Theo đó, nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm lụa Vạn Phúc là hoa văn được in trực tiếp trên vải. Hoa văn của lụa Vạn Phúc được tạo ra trong quá trình dệt, còn hàng nước ngoài đa số là được in trên lụa. Lụa của Trung Quốc chỉ sử dụng được một mặt, còn lụa của Vạn Phúc sử dụng được cả hai mặt. Nét hoa văn lụa Vạn Phúc mang đậm văn hóa của Việt Nam. Ngoài ra, cũng có thể thử sản phẩm bằng việc lấy mảnh lụa nhỏ hay vài sợi vải của sản phẩm đốt lên, nếu đúng là lụa tơ tằm thật sẽ có mùi hơi khét, cháy thành muội than, khi dùng tay xoa sẽ tan ra, không vón cục. Nếu sợi vải cháy khét đặc trưng nylon, khói đen, vón cục dễ gây bỏng, đó là hàng pha nylon. Với lụa tơ tằm pha với cotton, sản phẩm cháy khét đặc trưng giống mùi giấy cháy, không tạo muội than. Bên cạnh đó, do lụa Vạn Phúc được dệt thủ công nên đôi khi sản phẩm thường có vài đường lỗi nhỏ. Khổ vải lụa cũng theo khổ của khung dệt truyền thống, với 2 loại khung có kích cỡ 0,9m và 1,15m.

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc:

Từ năm 2014, thương hiệu lụa Vạn Phúc, lụa Hà Đông được in vào trong các mép vải. Các sản phẩm từ lụa phải công khai giá, chất lượng sản phẩm và được các cơ quan chức năng, hiệp hội làng nghề thẩm định chất lượng.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng