Thứ sáu 16/05/2025 00:07

Lan tỏa chính sách qua hô hát bài chòi

Tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước qua hô hát bài chòi là cách làm sáng tạo, biến những điều khô khan, khó hiểu thành dễ hiểu, dễ nhớ.

Hình thức tuyên truyền hiệu quả

Sau 5 năm kể từ khi nghệ thuật bài chòi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, loại hình nghệ thuật này đã dần trở nên quen thuộc với người dân và du khách khi đến với phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Ngoài ra, đây còn là “món ăn” đặc sắc trong các dịp lễ, Tết của người dân xứ Quảng.

Những năm gần đây, nghệ thuật bài chòi còn trở thành phương tiện chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, cổ động bầu cử, phổ biến các luật hôn nhân và gia đình,phòng chống bạo lực gia đình,tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội,… đến với các tầng lớp nhân dân một cách hữu hiệu.

Dùng bài chòi để tuyên truyền chính sách đã mang lại hiệu quả cao

Trong một lần tham gia đêm hội bài chòi về tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội được tổ chức ở huyện Tây Giang, chị ALăng Thị Ươi (thôn A Rớt, xã A Nông) thích thú chia sẻ:“Đêm hội bài chòi rất ý nghĩa, hô hát bài chòi nói về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để nhân dân biết, tìm hiểu thế này tôi thấy rất vui và sinh động. Qua đó, tôi cũng hiểu khi tiết kiệm để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì về già có tiền lương hưu sẽ khỏe hơn, không lo lắng về sau”.

Là đơn vị thường xuyên áp dụng tuyên truyền chính sách thông qua bài chòi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết, hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội qua loại hình nghệ thuật này đã thu hút được người dân tham gia, lắng nghe và tạo được hiệu ứng tích cực. Đây cũng là giải pháp đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về bảo hiểm tự nguyện. Qua hình thức này, các chính sách sẽ đến được với người dân, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Mềm hoá” những điều luật khô khan

Với phương thức trình diễn linh động, bài chòi đã khơi dậy sự sáng tạo, ứng tác của mọi người khi tham gia. Làn điệu dân ca đi cùng các kịch bản vui tươi khiến người dân dễ tiếp nhận, phù hợp với trình độ dân trí, biến những điều khô khan, khó hiểu thành dễ hiểu, dễ nhớ.

Là người sáng tác nên những ca từ hô hát bài chòi tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhà biên kịch - đạo diễn Lê Công Danh vẫn còn thấy “hoang mang” với những quy định, chính sách, văn bản liên quan đến việc tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ông cho biết, bản thân phải dành gần 2 tháng nghiên cứu chính sách, làm sao để chuyển thể những con số, văn bản, quy định thành lời hô hát bài chòi sao cho gần gũi, dễ hiểu nhất. Có thể khi chuyển thể không được như những lời hô hát bài chòi một cách tự do, viết phải bám sát không làm sai lệch chính sách, quy định. “Hô hát bài chòi theo cách thông thường, theo cảm xúc không khó, nhưng hô hát mà phải đảm bảo được việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội mới khó” - đạo diễn Công Danh tâm sự.

Chị Lê Thị Thu Sang (phường Cẩm Nam, thành phố Hội An) được xem là một trong những nghệ sĩ bài chòi giỏi tại Hội An. Với hơn 15 năm hô bài chòi, theo chị, yếu tố thu hút khách tham gia trò chơi bài chòi chính là cách diễn, người diễn viên phải dí dỏm, ứng đối trước khán giả để người nghe thích thú.

“Cái hay của bài chòi là mình có thể lồng ghép các vấn đề của đời sống xã hội vào tuyên truyền như đạo làm con, phòng tránh tệ nạn ma túy…, do đó ngoài thuộc một số bài mẫu đôi khi cũng phải sáng tạo thêm trong quá trình biểu diễn”, chị Sang nói.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho biết, từ những lời hô điệu hát ngọt ngào, sinh động, vui nhộn của các anh/chị Hiệu (người hô hát bài chòi ) khiến các văn bản, chủ trương, chính sách dễ đi vào lòng người. Đồng thời qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm và củng cố tình đoàn kết trong cộng động dân cư và gia đình.

“Việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước dưới hình thức văn hóa, văn nghệ là cách làm sáng tạo, linh hoạt của một hình thức tuyên truyền nhằm bảo tồn văn hóa dân gian trong đời sống đương đại”, ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh.

Hiện tỉnh Quảng Nam đã có đề án về bảo tồn và phát huy giá trị di sản bài chòi đến năm 2025, trong đó, cùng với tổ chức các hoạt động diễn xướng, đề án “Đưa nghệ thuật bài chòi vào trường học” đã được xây dựng và áp dụng tại các trường học. Việc trao truyền di sản bài chòi thật sự hiệu quả khi đưa được nghệ thuật này vào đời sống cộng đồng.
Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Tổ chức nhiều triển lãm, trưng bày mừng sinh nhật Bác

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?