Cần "liều thuốc đặc trị" căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục

Cứ vào đầu năm học mới, tình trạng nhà trường lạm thu lại xảy ra gây bức xúc dư luận. Ngành giáo dục cần có liều thuốc đặc trị, để chữa “căn bệnh" này.
Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn? Đã có báo cáo xác minh việc “lạm thu” tại Trường THPT Thanh Miện III (Hải Dương)

Mới đây, dư luận xôn xao trước câu chuyện của anh Hoàng Xuân Toàn (39 tuổi, trú tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) bức xúc về việc Trường THPT Lạc Long Quân thông báo sẽ “từ chối công tác giáo dục” với con gái anh Toàn, nếu anh không đến làm việc trước 29/9/2023 để làm rõ ý kiến nói trường “không trung thực và không tôn trọng ý kiến phụ huynh”.

Sở dĩ có câu chuyện này là vì sau khi nghe trưởng ban phụ huynh lớp chia sẻ băn khoăn về thu, chi các khoản trong trường, thông báo dừng giữ vị trí này vì "trường gây sức ép"¸ anh Toàn bày tỏ ý kiến như trên trong nhóm zalo của lớp. Cách hành xử trên của phía nhà trường đã vấp phải phản ứng gay gắt từ dư luận và đích thân người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội phải lên tiếng, yêu cầu nhà trường tiếp tục cho con anh Toàn theo học.

Câu chuyện bức xúc của anh Toàn có lẽ cũng giống với nhiều bậc phụ huynh khác trên cả nước. Dù mới bước vào đầu năm học 2023-2024, thế nhưng, hàng loạt câu chuyện lùm xùm xảy ra xoay quanh việc các trường học lạm thu, rồi hiệu trưởng bị nhắc nhở và buộc phải trả lại tiền cho phụ huynh…

Trước đó, tại Trường THCS Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) phát ra bản dự kiến chi tiêu, với tiền quỹ cha mẹ học sinh lên đến hơn nửa tỷ đồng. Sau khi phụ huynh phản ánh, nhà trường đã phải trả lại toàn bộ kinh phí đã vận động của phụ huynh và hiệu trưởng ngôi trường này cũng đã bị phê bình. Hay như tại Trường THCS Nguyễn Trãi (TP. Chí Linh, Hải Dương), cũng xảy ra tình trạng lạm thu gần 3,8 triệu đồng/học sinh ngay đầu năm học. Sau đó, các ngành chức năng vào cuộc và yêu cầu phía nhà trường trả lại cho phụ huynh một số khoản thu chưa đúng quy định như: Mua loa đài, bàn ghế, ti vi...

Trên đây chỉ là điểm lại số ít trong rất nhiều địa phương xảy ra tình trạng trường học lạm thu đầu năm. Mặc dù năm nào ngành giáo dục các địa phương cũng có nhiều văn bản quán triệt, nhưng tình trạng lạm thu vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng lộ liễu và số tiền thu chi năm sau còn “khủng” hơn năm trước. Không quá khi nói, đây là "căn bệnh" nan y mà ngành giáo dục cần phải có thuốc đặc trị. Vậy, nguyên nhân vì sao cứ bước vào đầu năm học, nhà trường lại coi học sinh là cái “mỏ” và cứ... đến hẹn lại thu?

Cần
Ngành giáo dục cần chữa "căn bệnh" lạm thu xảy ra đầu năm học. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, nguyên nhân chính là bởi năm nào cũng có các trường học lạm thu bị “điểm tên”, thế nhưng hình thức xử lý những trường hợp đó dường như còn quá nhẹ. Có chăng, người đứng đầu là hiệu trưởng cũng chỉ là bị phê bình, rồi sau đó lại rút dài sợi dây kinh nghiệm, vì thế đã không đủ sức răn đe hay tác động đến nhà trường, ban giám hiệu, giáo viên.

Không ít phụ huynh đặt câu hỏi, số tiền mà nhà trường lạm thu đầu năm liệu có sử dụng đúng mục đích hay không? Nói là đầu tư cơ sở vật chất, nhưng tại sao hầu như năm nào cũng thay mới? Những đồ bị cho là cũ, phải thay mới ấy liệu còn sử dụng được hay không và lý do vì sao phải thay mới? Câu chuyện này có lẽ cần phải làm rõ, bởi việc này vừa tiết kiệm tránh lãng phí, vừa không để xảy ra điều tiếng xấu xí là nguyên nhân khiến nhà trường phải lạm thu. Tất cả những câu hỏi này có lẽ phải dành cho các cơ quan quản lý của ngành giáo dục.

Lý giải về điều này, cũng có ý kiến phản biện rằng, việc đóng góp của phụ huynh là tự nguyện, việc xã hội hóa là tốt và mục tiêu cuối cùng đều nhằm nâng cao chất lượng dạy các em học sinh. Tuy nhiên, quy định đã có, các nhà trường không thể biện minh ra các lý do là vì cơ sở vật chất cũ, thiếu thốn, hay việc có “điểm mù” trong những quy định hướng dẫn về thu chi khiến nhà trường luôn phải “đi trên dây”.

Đừng trách rằng tại sao lúc lấy ý kiến phụ huynh đều đồng ý và không phản đối gì, nhưng sau đó lại “khóc” trên mạng xã hội. Cũng dễ hiểu, bởi con em họ còn đang theo học ở nhà trường, họ sợ rằng nếu lên tiếng sẽ ảnh hưởng đến việc học của con mình, thực tế cũng đã xảy ra... Nếu có, nhà trường hãy tự trách chính mình rằng tại sao quy định về thu chi đã có, mà nhà trường vẫn “đè” các bậc phụ huynh ra để thu. Thực tế đâu phải là gia đình các em học sinh ai cũng có điều kiện về kinh tế để “gánh” được những khoản phí vô lý đấy. Đó là chưa kể những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đang có 2-3 con em ở độ tuổi đến trường phải “còng lưng” để lo chi phí sinh hoạt gia đình, cho con cái ăn học.

Về phía nhà trường, hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất vì là chủ tài khoản, việc thu chi các khoản đầu năm học đều có trong kế hoạch chi tiêu nội bộ được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học. Nếu việc thu chi không rõ ràng, công khai minh bạch, thì hiệu trưởng phải bị xử lý theo pháp luật quy định!.

Vì thế, chỉ có việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường, thì may ra mới ngăn chặn được tình trạng lạm thu đầu năm học. Nếu không, căn bệnh nan y "đến hẹn lại thu" vẫn cứ diễn ra. Sau mỗi vụ việc lùm xùm xảy ra, các cơ quan quản lý lại thành lập đoàn kiểm tra, nghe báo cáo, họp giải trình, trả lại tiền đã thu, nhắc nhở, quán triệt… rồi đâu lại vào đấy, cứ đầu năm học mới lại thu. Bởi vậy, việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải quyết liệt, tránh theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” hay “đánh trống bỏ dùi”, tạo tiền lệ cho vi phạm tiếp diễn.

Nói như ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội Trần Thế Cương, nếu để xảy ra lạm thu sẽ quy trách nhiệm hiệu trưởng các nhà trường. Thậm chí, hành vi lạm thu nếu có sẽ bị chuyển cơ quan điều tra làm rõ, xử lý. Hầu hết các chuyên gia và nhất là các phụ huynh đều bày tỏ sự ủng hộ quan điểm trên. Đồng thời, họ chờ đợi các cơ quan quản lý, đặc biệt là ngành giáo dục sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lạm thu không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành phố khác trên cả nước như thế nào trong thời gian tới!?.

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các khoản trường học không được phép thu của phụ huynh bao gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh trường, lớp; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường, lớp; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng trường, lớp…
Hà Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Để Thương vụ Việt Nam là

Để Thương vụ Việt Nam là 'cánh tay nối dài' của Chính phủ và doanh nghiệp

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, các Thương vụ Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò là "cánh tay nối dài" của Chính phủ và doanh nghiệp.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều là thông tin đáng chú ý mới đây, tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Mấy ngày nay, tên tuổi anh bạn điển trai Mr Pips Phó Đức Nam vốn “nổi” như cồn nay bị cơ quan công an lột mặt nạ bỗng khiến người ta nhớ đến một “Nam” khác.
Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Để tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững, Việt Nam phải hành động thật nhanh chóng, gấp rút, chuyển từ lập kế hoạch sang hành động.
Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Chính phủ luôn có những động thái bảo vệ doanh nghiệp, người dân và chính sách cơ cấu nợ là điều mà cả doanh nghiệp, người dân và ngân hàng đều rất mong chờ.
Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Biệt thự, xe sang hay những tiệc rượu với gái đẹp diễn cảnh làm màu, trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu hàng nghìn gia đình đã tan cửa nát nhà?
Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

Mới đây, 2 thương hiệu thời trang của Việt Nam lọt Top 10 thương hiệu hàng đầu Đông Nam Á năm 2024 cho thấy ngành thời trang Việt Nam ‘đang lớn’.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Chủ trương tinh gọn bộ máy, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn là một giải pháp quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Quốc hội quyết nghị cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được người dân đồng tình ủng hộ.
Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

Đánh thuế bất động sản là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, làm sao để trúng đối tượng mà không gây ảnh hưởng đến người mua thực sự.

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội của những 'chuyên gia' tài chính tưởng chừng như đã cũ nhưng hóa ra lại vẫn có những biến ảo mới tinh vi, khó lường.
Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Việc tiếp cận những kiến thức tài chính phổ thông từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp các bạn trẻ biết cách quản lý và làm chủ tiền bạc của mình.
Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Để hiện thực hoá 'giấc mơ thế kỷ' đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam còn nhiều việc phải bàn, phải làm với nhiều bài toán cấp thiết cần lời giải.
Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Vụ việc bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu ở Bắc Ninh đặt ra yêu cầu phải xử lý nghiêm hành vi này.
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động