Làm gì để giảm thiểu tai nạn lao động?

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 25 người. Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào đề giảm thiểu tại nạn lao động trong thời gian tới.

Số vụ tại nạn vẫn còn cao

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai tại hội nghị sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động (giai đoạn 2016-2020) và chương trình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh cho thấy, mặc dù từ năm 2016 đến nay số vụ tai nạn lao động cũng như số người chết và bị thương do tai nạn lao động có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn ở mức khác cao. Cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay toàn tỉnh ghi nhận 718 vụ tai nạn lao động, trong đó 24 vụ tai nạn lao động làm chết 25 người.

lam gi de giam thieu tai nan lao dong
Đồng Nai sẽ áp dụng những biện pháp quyết liệt hơn để kéo giảm số vụ tai nạn lao động (Ảnh minh hoạ)

Báo cáo đánh giá, tai nạn lao động xảy ra ở tất cả các ngành, trong đó nhóm ngành xây dựng xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất. Cụ thể, ngày 15-5, các công nhân đang thi công tại công trình xây dựng của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tiến Nga (TP.Biên Hòa) thì sàn bê tông ở tầng 2 của công trình đổ làm 2 công nhân đang làm việc tại đây tử vong tại chỗ. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy, nhiều tiêu chí về an toàn thi công chưa đảm bảo. Tương tự, vụ tai nạn xảy ra mới đây tại công trình xây dựng ở phường Thống Nhất, TP.Biên Hòa làm 1 người chết, 2 người bị thương cũng do bức tường rào cũ đổ sập trong quá trình công nhân đang làm việc cũng có chúng nguyên nhân là đơn vị thi công và người lao động chủ quan.

Không chỉ trong ngành xây dựng, người lao động làm việc trong các ngành khác cũng thường xuyên đối mặt với nguy cơ tai nạn lao động. Điển hình, đầu năm 2018 một nam công nhân làm việc ở khâu hoàn thiện các sản phẩm khung sắt, thép sau khi được nhúng, mạ kẽm trong nhà xưởng của Công ty TNHH Trí Việt (tại phường Long Bình, TP.Biên Hòa) bất ngờ bị một khung sắt rơi từ trên cao xuống trúng vào đầu dẫn đến tử vong. Hay công nhân lái xe nâng hàng trong xưởng của Công ty TNHH Magx Việt Nam (tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa) khi đang điều khiển xe nâng hàng lên kệ đã bị chiếc xe này ép đầu và người vào cột sắt tử vong…

Đó chỉ là một số vụ tai nạn lao động điển hình, trong khi qua công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến nay tại 647 doanh nghiệp đã phát hiện 122 trường hợp vi phạm về thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Số tiền xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp này là 2,6 tỷ đồng.

Để kéo giảm tai nạn lao động

Để giảm nguy cơ tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động, ông Huỳnh Văn Tịnh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết, Sở đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu doanh nghiệp xây dựng chương trình quản lý cụ thể đối với từng nội dung trong quá trình thực hiện an toàn vệ sinh lao động; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp về an toàn vệ sinh lao động để người lao động, người sử dụng lao động nhớ và thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý khi xảy ra sai phạm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai đã và đang thực hiện nhiều cuộc thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Qua thanh kiểm tra, nếu phát hiện đơn vụ, doanh nghiệp vi phạm, Sở sẽ phối hợp tiến hành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và xử lý nghiêm minh.

Cùng đó, Sở cũng yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm bảo vệ người lao động thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và tuân thủ các quy trình, nội quy lao động.

Đặc biệt, trước thực tế số doanh nghiệp chấp hành việc công khai báo cáo về tình hình tai nạn lao động chỉ chiếm chưa đến 1/40 tổng số doanh nghiệp trong tỉnh (năm 2016, toàn tỉnh có 686 doanh nghiệp tham gia báo cáo về tình hình tai nạn lao động; năm 2017 có 742 doanh nghiệp báo cáo và tính đến tháng 10/2018 có 708 doanh nghiệp báo cáo) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai sẽ áp dụng những biện pháp quyết liệt hơn yêu cầu các tổ doanh nghiệp thực hiện nghiêm quy định về báo cáo để Sở có cơ sở đấnh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp kéo giảm tại nạn lao động trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Ông Huỳnh Văn Tịnh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai:

Để giảm nguy cơ tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động, Sở sẽ đề ra nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là yêu cầu doanh nghiệp xây dựng chương trình quản lý cụ thể đối với từng nội dung trong quá trình thực hiện an toàn vệ sinh lao động; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp về an toàn vệ sinh lao động để người lao động, người sử dụng lao động nhớ và thực hiện.

Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tai nạn lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Với đặc thù khai thác khoáng sản trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm… thời gian qua, ngành Than đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Theo bà Lò Thị Hoán, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2021, tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 444 đơn vị, với số tiền giảm đóng hơn 1,9 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Việc người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 – 30/6/2022) cho người lao động, đã giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí hỗ trợ tốt hơn người lao động.
Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều thiết bị điện như dây cáp đồng, thanh giằng trạm biến áp… trên địa bàn thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) liên tiếp bị mất cắp, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng, gián đoạn việc cung cấp điện cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa giới thiệu tổng quan dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”. Đây là một trong những hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Sáng 4/11 tại Việt Trì (Phú Thọ), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) kết hợp với Công ty CP Hóa chất Việt Trì tổ chức Hội nghị “Tập huấn các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo sử dụng cho ngành nước”. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đối tác trong ngành nước và hóa chất tham dự.
Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động là một trong những điều kiện bắt buộc để người lao động yên tâm làm việc, mang lại năng suất cho doanh nghiệp… thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được ngành chức năng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện.
An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Với việc tổ chức tập huấn, trang bị thiết bị lao động đầy đủ; tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong quá trình lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm mạnh.
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Cùng với sản xuất, kinh doanh, kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng được Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN) xây dựng từ đầu năm, để triển khai thực hiện có hệ thống và nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng lao động, để có thể đáp ứng kịp thời xu thế.
An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Làng nghề đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, một số làng nghề luôn đối diện với nguy cơ cao mất an toàn lao động.
Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Văn bản số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động.
Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Trong 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành nhiều địa phương trong cả nước quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Mới đây tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam) đã phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam cùng các đơn vị khác và lực lượng chức năng phòng cháy chữa cháy, y tế, tổ chức diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.
Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Đây là cách làm của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Cùng với ý thức của mỗi người lao động, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt đến môi trường, sức khỏe con người.
Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Để kiến tạo môi trường lao động thực sự hiệu quả, mang lại sự an tâm tin tưởng của đối tác, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Nam Định đã nỗ xây dựng môi trường làm việc chuẩn an toàn.
Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

Người lao động làm việc tại các công trình xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể mất tính mạng.
An toàn lao động để phát triển bền vững

An toàn lao động để phát triển bền vững

Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đó, DN duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được cải thiện.
Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Ngành Công Thương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và sản xuất công nghiệp là nòng cốt trong tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy nhiên, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như khai thác khoáng sản, điện, hóa chất, xăng dầu… luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Vì vậy, những năm qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) luôn là nhiệm vụ cấp bách được Bộ Công Thương quan tâm.
Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Sự việc 7 bệnh nhân làm cùng phân xưởng của công ty sản xuất nhựa tại Thanh Miện, Hải Dương bị nhiễm độc thiếc (trong đó 1 người đã tử vong), mới đây, là lời cảnh tỉnh về vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta và sự đảm bảo an toàn cho người lao động.
An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Chỉ khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được chuyển hóa thành hành vi, thì các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) mới được giảm thiểu tối đa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động