Hải Dương hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh
Nông nghiệp - nông thôn 22/08/2023 16:36 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thanh Hóa: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao đời sống người dân Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung |
Theo Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020 |
Tính đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh đã có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 01 huyện đăng ký triển khai thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao từ đầu năm 2023.
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ; tốc độ cơ giới hóa sản xuất tăng nhanh, giúp giảm tổn thất và chi phí trong sản xuất. Nhiều mô hình liên kết trong sản xuất được hình thành, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Chương trình OCOP được triển khai sâu rộng và đạt nhiều kết quả tích cực, hiện toàn tỉnh đã có 234 sản phẩm OCOP được chứng nhận, dự kiến đến năm 2025 có thêm 250 - 300 sản phẩm được công nhận.
Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 60% số xã (107 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (dự kiến 107 xã) và có ít nhất 20% số xã (36 xã) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và thu nhập hình quân người dân nông thôn đạt từ 76-80 triệu đồng/người/năm.
![]() |
Cùng với đó, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm sau khi rà soát 100% số xã đạt các chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 và hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh.
Đối với những xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có đủ điều kiện nâng cấp lên đô thị, đồng thời nằm trong chương trình phát triển đô thị, tiếp tục triển khai, thực hiện xây dựng xã nông thôn mới gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Vì vậy, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện từ việc đăng ký đến việc nâng cao, hoàn thiện các tiêu chí để xét, công nhận đạt chuẩn nâng cao, kiểu mẫu theo quy định.
Hiện nay, toàn tỉnh có 29 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 12 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến ngày 30/6/2023, đã có 19 hồ sơ đề nghị thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 (15 xã nâng cao và 4 xã kiểu mẫu). Dự kiến đến tháng 11/2023 UBND cấp huyện thẩm tra, tháng 12/2023 UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn cho những xã này.
Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hải Dương cũng đặt mục tiêu hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Tuy nhiên, theo Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương, hiện một số văn bản hướng dẫn thực hiện của một số Bộ, ngành Trung ương còn có độ trễ về mặt thời gian so với tiến độ thực hiện Chương trình.
Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 có mức độ cao hơn so với giai đoạn trước, khi thực hiện cần nhiều nguồn lực. Hiện nay tỉnh Hải Dương không được hỗ trợ kinh phí từ Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nên gặp khó khăn về nguồn lực thực hiện.
Để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ban chỉ đạo Các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hải Dương đề nghị Trung ương xem xét có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để triển khai thực hiện 6 Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mục sở thị những cây bưởi cảnh độc nhất vô nhị đất Văn Giang

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Ngỡ ngàng kỹ thuật điêu luyện của người trồng đào Nhật Tân

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm

Đồng Nai: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc

An Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Cần Thơ: Cơ bản về đích cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023

Quỹ Việt Nam xanh: Thêm nguồn lực giữ màu xanh cho rừng

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì về tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản rau củ quả?

Chợ nông thôn, điện đến bản còn gặp khó để hoàn thành nông thôn mới

Cam mặt trời giá đắt đỏ nhất thị trường có gì đặc biệt?

Bayer ra mắt giải pháp mới giúp nhà nông quản lý cỏ tiện lợi và hiệu quả

Tiền Giang: Phát triển chợ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Tích cực thu hút đầu tư xây dựng chợ nông thôn, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới

Bạc Liêu: Phát triển hệ thống chợ, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Việt Nam có nên đẩy mạnh trồng đậu nành?

Đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững

Hà Giang: Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn

Hà Nội: Cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành
