Thứ bảy 10/05/2025 09:03

Lãi suất huy động cao giúp trái phiếu 'nhà băng' đắt khách

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một trong những kênh huy động vốn được các ngân hàng tập trung triển khai và nhà đầu tư tin tưởng.

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 7/2024, có 56 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công với khối lượng khoảng 45 nghìn tỷ đồng, giảm 15% so với tháng liền trước nhưng lại tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm ngân hàng vẫn dẫn đầu thị trường về số lượng phát hành thành công với 35,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% khối lượng phát hành, kế tiếp là doanh nghiệp bất động sản phát hành 5,5 nghìn tỷ đồng (12,1%); các doanh nghiệp lĩnh vực còn lại phát hành khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng (9,9%).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng ghi nhận quy mô phát hành đạt xấp xỉ 173,6 nghìn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, 72% quy mô phát hành tập trung ở nhóm ngân hàng. Trong đó, những ngân hàng có quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong giai đoạn này là ACB (23,2 nghìn tỷ đồng), TCB (22,0 nghìn tỷ đồng) và MBB (18,6 nghìn tỷ đồng). Lãi suất phát hành bình quân của trái phiếu nhóm ngân hàng khoảng 6,4%/năm trong 7 tháng năm 2024.

Số lượng các ngân hàng tiếp tục tham gia thị trường trái phiếu trong tháng 8 và những tháng cuối năm dự báo sẽ chưa dừng lại. Từ đầu tháng 8 tới nay, nhiều nhà băng tiếp tục công bố chào bán trái phiếu ra công chúng. Đơn cử, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) vừa công bố chào bán trái phiếu ra công chúng (đợt 1) qua phương thức phát hành trực tiếp tại các điểm giao dịch. Nhà băng này dự kiến có 6 đợt phát hành với khoảng 56 triệu trái phiếu, trong đó đợt 1 chào bán 15 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, thời hạn 6 năm, lãi suất năm đầu tiên cố định 7,9%/năm, dự kiến huy động 1.500 tỷ đồng. Từ năm thứ 2 lãi suất tham chiếu là lãi suất gửi tiết kiệm cá nhân 12 tháng, cuối kỳ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước liền trước kỳ điều chỉnh lãi suất hàng năm cộng biên độ 2,5%/năm.

Trong tháng 7/2024, có 56 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành công

Trước đó vài ngày, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2 trong năm tài chính 2024 với tổng quy mô tối đa 15.000 tỉ đồng. Cụ thể, ngân hàng này sẽ phát hành tối đa 150.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn tối đa 5 năm.

Agribank, HDBank cũng là những ngân hàng thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng với khối lượng huy động hàng ngàn tỉ đồng trong dịp này. Theo đó, Agribank thực hiện phát hành 10.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân với lãi suất xấp xỉ 7%/năm; HDBank, phát hành lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, dự kiến huy động 1.000 tỉ đồng với lãi suất thả nổi, áp dụng cho toàn bộ kỳ hạn của trái phiếu. Lãi suất được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm biên độ 2,8%/năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng được ưa chuộng trên thị trường không chỉ bởi lãi suất cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm, dao động từ 7 - 8% hoặc hơn, mà còn bởi độ an toàn và uy tín của doanh nghiệp phát hành. Nhìn vào quy mô tăng trưởng, lợi nhuận và độ an toàn của các nhà băng thì các nhà đầu tư có niềm tin hơn vào việc sở hữu trái phiếu. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng còn thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn, góp phần củng cố niềm tin cho trái chủ.

Báo cáo phân tích vĩ mô tháng 8 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố cho thấy, liên quan tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhóm ngân hàng và bất động sản chiếm phần lớn các thương vụ phát hành trên thị trường, trong đó ngân hàng chiếm chi phối. Điều đáng nói, trong 7 tháng đầu năm 2024, ngoài nhóm ngân hàng vẫn tham gia tích cực trên thị trường thì không có nhiều doanh nghiệp bất động sản có thể cơ cấu nợ thông qua việc phát hành mới hay mua lại trước hạn. Đồng thời, chi phí huy động trái phiếu doanh nghiệp của nhóm bất động sản vẫn duy trì ở mức cao trong 7 tháng đầu năm nay, phản ánh rủi ro cao của nhóm doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, VDSC cũng chỉ ra rằng, quy mô mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong 7 tháng 2024 chỉ đạt khoảng 98 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và hoạt động mua lại cũng tập trung ở nhóm ngân hàng là chính, kế tiếp là nhóm bất động sản, xây dựng0. Trong đó, những ngân hàng có quy mô mua lại lớn nhất trong khoảng thời gian này gồm có TCB gần 14 nghìn tỷ đồng, MBB gần 12,7 nghìn tỷ đồng và OCB khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm, các chuyên gia kinh tế dự báo, phát hành trái phiếu sẽ có sự cải thiện đáng kể trong những tháng tới, nhu cầu đi vay và phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các nhà băng sẽ tăng tốc hơn để giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14 - 15% cả năm của năm nay.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: Trái phiếu doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh