Thứ hai 21/04/2025 09:20

Lạng Sơn: Nhiều giải pháp thúc đẩy thương mại biên giới

Năm 2017, hoạt động thương mại biên giới ở Lạng Sơn diễn ra sôi động. Phát huy xu thế này, Ban Chỉ đạo thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn đã đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy thương mại biên giới tiếp tục phát triển trong năm 2018.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Cốc Nam - Lạng Sơn

Ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công Thương - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn cho biết: Năm 2017, trao đổi thương mại biên giới giữa Lạng Sơn với Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra khá sôi động. Trong năm 2017 đã có khoảng 2.500 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt được khoảng 5,25 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm 2016; trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 2,95 tỷ USD (tăng 22,9%), nhập khẩu đạt khoảng 2,3 tỷ USD (tăng 32,9%). Các mặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu qua Lạng Sơn chủ yếu là nông, lâm, thủy hải sản; nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, hóa chất, ô tô tải, ô tô chuyên dụng.

Năm 2018, tỉnh Lạng Sơn đề ra mục tiêu phấn đấu phát triển thương mại biên giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4,6 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu là 2,35 tỷ USD; nhập khẩu là 2,3 tỷ USD.

Tại cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn ngày 20/12/2017, Ban Chỉ đạo thương mại biên giới Lạng Sơn cho rằng, đạt được kết quả nêu trên là bởi trong năm qua công tác quản lý đã được các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật, đảm bảo giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự ở khu vực biên giới, giữ vững chủ quyền quốc gia. Các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được thực hiện một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan trên địa bàn.

Để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, tỉnh Lạng Sơn cũng đã tích cực trong việc nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bến bãi khu vực các cửa khẩu; tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên phối hợp, trao đổi với chính quyền các địa phương tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trong việc kết nối giao thông biên giới, đơn giản hóa thủ tục thông quan, tạo các cơ chế thúc đẩy thương mại biên giới phát triển.

Phát huy kết quả đạt được của năm 2017, trong năm 2018, Ban Chỉ đạo thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn cho biết: Sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban, thực hiện tốt các quy định của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn. Chỉ đạo và tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện tốt cải cách thủ tục thông quan hàng hoá, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, công khai hoá quy trình nghiệp vụ, đảm bảo thông quan nhanh nhất. Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư với Lạng Sơn và thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn Lạng Sơn. Tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền tỉnh Quảng Tây trong quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên về điều kiện kho tàng, bến bãi, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp về thủ tục thông quan, kiểm dịch, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu vực cửa khẩu của hai bên.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt việc cung cấp thông tin về cơ chế quản lý, điều hành, cung cầu hàng hoá xuất nhập khẩu… để các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh. Tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, khai thác tốt các ưu thế sản phẩm bản địa. Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ, tạo môi trường thông thoáng trong lưu thông hàng hoá xuất khẩu.../.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa