Thứ sáu 09/05/2025 15:01

Kỳ vọng xuất khẩu thành phố Đà Nẵng 2023

Năm 2023 được dự báo nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu. Dù vậy, doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng vẫn kỳ vọng sẽ vượt khó và tăng trưởng so với năm 2022.

Lạm phát ở thị trường xuất khẩu tăng, đơn hàng giảm

Theo Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thành phố ước đạt gần 2,08 tỷ USD. Tăng 16,2% so với năm 2021. Một số ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao và tăng trưởng so với năm 2021 như hàng dệt may 532 triệu USD, tăng 13,2%; thủy sản 233 triệu USD 13,1%; thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ 22 triệu USD, tăng 13,4%; đồ chơi trẻ em đạt 106 triệu USD, tăng 14%; Cao su thành phẩm ước đạt 120 triệu USD, tăng 19,6%; Động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử ước đạt 680 triệu USD, tăng 14,7%.

Xuất khẩu là điểm sáng của kinh tế thành phố Đà Nẵng năm 2022 khi tăng trưởng 16,2%

Đây là điểm sáng của kinh tế Đà Nẵng trong năm 2022, tuy nhiên, nhìn lại cả năm thì kim ngạch xuất khẩu quý IV/2022 chững lại và thấp hơn so với quý III/2022 và cùng kỳ 2022. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu quý IV/2022 chỉ đạt 503,5 triệu USD, giảm 6,8% so với quý III/2022 và giảm 1,2% so với cùng kỳ 2021. Điều này cũng phản ánh rõ nét doanh nghiệp gặp khó khăn từ qúy IV/2022 kéo dài qua năm 2023.

Ông Hà Phước Lộc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) (KCN Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) cho biết năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành xăm lốp nói riêng khi giá nguyên vật liệu đầu vào, mọi chi phí tăng.

Khó khăn này thể hiện mạnh hơn ở khối doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may giày da, thủy sản. Tại thành phố Đà Nẵng, trong quý IV/2022 đã có hàng chục doanh nghiệp trong các ngành hàng này bị tụt giảm đơn hàng và phải cắt giảm lao động. Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, lạm phát ở thị trường xuất khẩu tăng cao, người dân siết chặt chi tiêt, cắt giảm những mặt hàng không cần thiết như quầy áo, giày dép đã khiến sức tiêu thụ giảm. “Đơn hàng của công ty 29/3 từ khoảng cuối năm 2022 đến nay giảm mạnh và dự kiến tình trạng này còn có thể kéo dài đến hết quý II/2023”, ông Nguyễn Hữu Vinh – Trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu Công ty CP Dệt may 29/3 (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng chia sẻ).

Các doanh nghiệp dệt may, thủy sản, giày da đang gặp khó về đơn hàng do các thị trường xuất khẩu lạm phát cao

Ông Huỳnh Trinh – Giám đốc Công ty CP Lâm đặc sản xuất khẩu Đà Nẵng (KCN Cẩm Lệ, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) cho biết đơn vị đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2022. Tuy nhiên, năm 2023 được dự báo sẽ khó khăn. “Như mọi năm đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã có đơn hàng đến hết qúy II, nhưng năm nay, đơn hàng mới đến hết quý I/2023”, ông Trinh nói và cho biết tình hình lạm phát tăng cao, nguy cơ khủng hoảng kinh tế ở các nước Châu Âu, châu Mỹ sẽ là thách thức đối với hàng xuất khẩu Việt Nam năm 2023.

Kỳ vọng vượt khó và tăng trưởng

Dù có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tại thành phố Đà Nẵng vẫn kỳ vọng và nỗ lực sẽ vượt khó để cán đích mục tiêu tăng trưởng của năm 2023 cao hơn năm 2022.

Theo ông Hà Phước Lộc – Phó Tổng Giám đốc DRC năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm rất khó khăn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu khi lạm phát ở các nước lớn trên thế giới đang neo ở mức cao. “Dù vậy DRC vẫn đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng dự án đầu tư nâng công suất nhà máy lốp Radial 600.000 lốp lên 1 triệu lốp với chi phí đầu tư là 1.000 tỷ đồng; doanh thu đạt trên 5.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD và nộp ngân sách trên 250 tỷ đồng”, ông Lộc nói.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty 29/3 cho rằng dù tình hình sản xuất ít nhất nửa đầu năm 2023 sẽ khó khăn nhưng đơn vị vẫn sẽ nỗ lực để giữ vững xuất khẩu. Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu doanh thu năm 2023 cũng như duy trì việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động.

“Thị trường chính của công ty vẫn sẽ là thị trường Châu Âu. Chúng tôi đang làm các hàng mẫu mới và chào giá đến thêm nhiều đối tác. Chúng tôi kỳ vọng sẽ sớm hoàn tất đàm phán các đơn hàng cho mùa hàng tới”, ông Huỳnh Trinh – Giám đốc Công ty CP Lâm sản xuất khẩu chia sẻ.

Dù nhiều khó khăn, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu tại Đà Nẵng vẫn đang nỗ lực và kỳ vọng sẽ vượt khó để đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2023

Công ty Hương Quế Đà Nẵng (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) là một trong số ít đơn vị xuất khẩu hoàn thành vượt mức mục tiêu 2022 và đang có đơn hàng dồi dào trong năm 2023. “Chúng tôi đã có đơn hàng đến hết quý I/2023. Hiện Công ty đang liên tục tăng ca để kịp giao 4 container sản phẩm sang thị trường Châu Âu và Nam Mỹ”, ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Công ty cho hay và cho biết thêm, ngoài các đối tác đã có, đơn vị vẫn liên tục phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thêm đối tác. Ngoài duy trì tốt thị trường truyền thống thì liên tục mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Cùng với đó, tận dụng hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại để tăng kim ngạch xuất khẩu. “Với tình hình lạc quan như hiện tại. Chúng tôi kỳ vọng và đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong năm 2023 đạt ở mức 2 con số và vượt tăng trưởng năm 2022”, ông Sơn chia sẻ.

Năm 2023, thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 6 – 7% so với năm 2022. Bà Lê Thị Kim Phương – Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, để thực hiện mục tiêu này, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến xuất khẩu; tổ chức các chương trình kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu giữa doanh nghiệp thành phố với doanh nghiệp nước ngoài đạt hiệu quả, chất lượng.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh