Kỳ vọng xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô

Trong tương lai, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô hứa hẹn sẽ là ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao trong số các nhóm ngành tỷ USD ở Việt Nam.
Tạo đột phá phát triển ngành công nghiệp ô tô 'Kỳ tích' thương hiệu xe Việt và sức vươn của ngành công nghiệp ô tô Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Linh kiện, phụ tùng ô tô - “điểm sáng” xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng 11 tháng năm 2024 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 13,76 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước (12,01 tỷ USD), năm nay kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vẫn giữ đà tăng trưởng dương, tỷ lệ tăng trưởng gần 13%.

Kỳ vọng xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
Kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đang có xu hướng tăng dần trong vài năm trở lại đây. Ảnh:TT

Đáng chú ý, sản phẩm phụ tùng ô tô của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới tính đến cuối tháng 11 đạt con số 9,029 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2019, phụ tùng ô tô của Việt Nam xuất khẩu đã vượt mốc 5 tỷ USD. Các sản phẩm chủ lực gồm dây và cáp điện, lốp, chi tiết cơ khí, linh kiện nhựa...Trong đó sản phẩm dây cáp điện ô tô chiếm 65% giá trị xuất khẩu.

Theo chuyên gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), các doanh nghiệp của Việt Nam rất có thế mạnh trong sản xuất dây điện cho ô tô và thực tế đang là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới về mặt hàng này, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Các trung tâm ô tô lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU và ngay cả Thái Lan cũng đang nhập khẩu dây cáp điện ô tô từ Việt Nam, khẳng định vị thế mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

Thống kê của Tổng cục Hải quan chỉ ra, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Việt Nam giữ được nhịp độ tăng trưởng hai con số những năm gần đây.

Đây là kết quả của quá trình chuyển dịch sản xuất từ các thị trường lớn như Trung Quốc sang các thị trường nhỏ hơn nhưng có tiềm năng tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng đang bắt nhịp với nhu cầu sản xuất quy mô lớn và ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một tín hiệu vui khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) ngay dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025 đã tổ chức lễ ra quân xuất khẩu các lô hàng đầu năm. Cụ thể, THACO AUTO (Tập đoàn thành viên của THACO) xuất khẩu 120 xe tải Kia Frontier sang Trung Đông, 400 bộ body sơn màu xe Kia New Carnival sang Ấn Độ và 45 xe máy Peugeot Django 150cc sang Campuchia.

Năm 2025, THACO INDUSTRIES (Tập đoàn thành viên của THACO trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hỗ trợ) dự kiến xuất khẩu 2.800 sản phẩm sơ mi rơ moóc các loại sang thị trường Bắc Mỹ; 1.400.000 sản phẩm linh kiện phụ tùng sang châu Á; 50.000 sản phẩm thiết bị dân dụng sang Bắc Mỹ; 40.000 sản phẩm linh kiện thiết bị công nghiệp sang châu Úc; 9.000 bộ thiết bị công nghiệp sang châu Âu. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường yêu cầu cao như Bắc Mỹ, Úc, châu Âu…

Đây được coi là “điểm sáng” trong việc xuất khẩu linh kiện ô tô hiện nay. Nhất là, dư địa thị trường để phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu linh kiện đối với các doanh nghiệp Việt là khá tiềm năng nếu như biết nắm bắt các cơ hội.

Cần thêm chính sách khuyến khích doanh nghiệp

Trong tương lai, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô sẽ là ngành đem lại giá trị xuất khẩu cao trong số các nhóm ngành tỷ USD ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, tạo việc làm cho hơn 600.000 người, trong đó khoảng 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ lệ thu mua linh kiện của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% lên 37% trong 10 năm qua.

THACO tổ chức khánh thành các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES; khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới thương hiệu THACO Truck và THACO Bus.
THACO tổ chức khánh thành các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô và Trung tâm R&D THACO INDUSTRIES; khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới thương hiệu THACO Truck và THACO Bus. Ảnh:HV

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện nay Việt Nam có khoảng 350 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, trong số đó chiếm trên 60% là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô (214)… Việt Nam là đối tác xuất khẩu linh kiện với nhiều cường quốc sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Đức…

Thông thường, giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của Việt Nam gấp 1,5 - 2 lần giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô mà các doanh nghiệp Việt nhập về. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, linh kiện độc quyền của các hãng như động cơ, hộp số, khung sườn, sơn... Đây là những bộ phận quan trọng hàng đầu và có giá trị gia tăng cao.

Trong khi đó, tại Việt Nam, do các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô có cả các công ty liên quan đến Toyota, Honda... đều chỉ được đặt hàng hoặc có năng lực sản xuất các linh kiện đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp, xuất khẩu số lượng bù giá trị, chất lượng.

Đáng chú ý, để nâng cao năng lực xuất khẩu linh kiện ô tô cũng như tận dụng ưu đãi thuế quan từ các FTA, giới chuyên gia kinh tế cho rằng cần liên kết, kết nối các doanh nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên thế giới để tạo dựng thị trường. Dù vậy, theo các chuyên gia, năm 2025 sẽ có nhiều cơ hội lớn đối với nhóm ngành linh kiện, phụ tùng ô tô phát triển bởi Việt Nam đang hội tụ được nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

TS. Lê Huy Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho biết, định hướng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, đến năm 2030: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở bảo đảm về mục tiêu, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội; hướng mục tiêu tới việc tiếp cận và chủ động về công nghệ sản xuất các chi tiết máy; đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường và xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh, tăng cường khả năng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu, có giá trị xuất khẩu lớn.

Đến năm 2045, phát triển ngành công nghiệp ô tô không chỉ đảm bảo mục tiêu đóng góp, nâng cao hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng các yêu cầu mới, đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và chuyển hoàn toàn sang sản xuất, cung ứng các sản phẩm ô tô sử dụng điện và năng lượng xanh, năng lượng mới… Tiến tới chủ động hoàn toàn về công sản xuất động cơ cho hầu hết các chủng loại xe; đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dung trong nước và tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp tô tô toàn cầu; mở rộng, nâng cao kim ngạch và giá trị gia tăng trong xuất khẩu.

Theo Cục Công nghiệp, để xuất khẩu các mặt hàng linh phụ kiện ô tô cần thêm những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung hay doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô. Trong đó việc tiếp cận, đầu tư đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và tham gia vào chuỗi giá trị với các sản phẩm lợi thế, đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ô tô

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), một trong những nơi sản xuất vũ khí quan trọng của cả nước đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc gần đây đã thông báo sẽ tái cấu trúc ngành thép của mình bằng cách cắt giảm sản lượng thép thô. Điều này đem lại cơ hội và rủi ro cho Việt Nam.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính, đồng thời, các thủ tục hành chính được xây dựng theo hướng áp dụng tối đa công nghệ thông tin.
AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn đòi hỏi độ chính xác cao và đảm bảo chất lượng ở mức tối ưu với tỷ lệ gần như 100%. Việc ứng dụng AI sẽ tạo ra lợi thế vượt trội.
Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Sản xuất trong tháng 1 của Brazil tiếp tục duy trì sau 3 tháng liên tiếp giảm, khi ngành công nghiệp Brazil gặp khó khăn do lãi suất cao.

Tin cùng chuyên mục

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

igus® ra mắt vật liệu iglidur® không chứa PFAS, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, tăng độ bền và hiệu suất cho các ứng dụng công nghiệp.
Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Ủy ban châu Âu đang huy động 20 tỷ USD để xây dựng bốn gigafactory như một phần trong chiến lược giúp châu Âu bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực AI.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho việc cắt giảm mạnh sản lượng thép của Trung Quốc, điều có thể ảnh hưởng đến các công ty khai thác quặng tại Australia
Công nghiệp chế biến, chế tạo: ‘Thỏi nam châm’ hút vốn ngoại

Công nghiệp chế biến, chế tạo: ‘Thỏi nam châm’ hút vốn ngoại

Chiếm khoảng 70% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến chế tạo được đánh giá là ‘thỏi nam châm’ hút vốn ngoại.
Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đây là 10 hãng sơn thông dụng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Đưa Việt Nam thành nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ số

Đưa Việt Nam thành nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ số

Việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số góp phần đưa Việt Nam thành môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Đồng chí Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ dự Lễ động thổ dự án hạ tầng Khu công nghiệp Phú Xuân có quy mô hơn 313 ha tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đã có nhiều đóng góp tích cực.
Tỉnh Quảng Nam kêu gọi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Nam kêu gọi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Nam ưu tiên đầu tư 29 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 10.500 ha. Lãnh đạo tỉnh cam kết cùng nhà đầu tư ''lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ''.

'Lộ diện' 10 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất

Tính chung 2 tháng năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 58 địa phương. Trong đó, 10 địa phương có chỉ số công nghiệp tăng cao nhất cả nước.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Sáng 6/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với VEAM về đổi mới sáng tạo, định hướng phát triển các sản phẩm mới.
Phú Thọ có chỉ số công nghiệp tăng cao nhất cả nước

Phú Thọ có chỉ số công nghiệp tăng cao nhất cả nước

Trong khi một số địa phương như Quảng Ngãi, Cà Mau có chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng qua giảm, thì Phú Thọ dẫn đầu cả nước với mức tăng 47,3%.
Tháng 2/2025, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20% so với cùng kỳ

Tháng 2/2025, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20% so với cùng kỳ

2 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo tăng 20% so với cùng kỳ.
Thêm

Thêm 'trợ lực' phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước

Khai trương đại lý lớn nhất hệ thống tại Hưng yên, Omoda & Jaecoo Việt Nam tiếp tục cam kết đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Chùm ảnh: Công nghệ đóng tàu hiện đại tại Vietship 2025

Chùm ảnh: Công nghệ đóng tàu hiện đại tại Vietship 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi (Vietship 2025) với gần 200 gian hàng đang diễn ra tại Hà Nội.
Sau Vietship 2025, hàng loạt thương vụ hàng hải được ký kết?

Sau Vietship 2025, hàng loạt thương vụ hàng hải được ký kết?

Ngày 5/3, Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi (Vietship 2025) đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.
2 tháng đầu năm, công nghiệp Đà Nẵng tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm, công nghiệp Đà Nẵng tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tăng trưởng tốt kéo theo chỉ số sản xuất công nghiệp Đà Nẵng 2 tháng đầu năm 2025 tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tháng 2/2025 tăng 2 con số

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tháng 2/2025 tăng 2 con số

Sản xuất mặt hàng máy tính tăng tốc giúp sản xuất công nghiệp tháng 2 và 2 tháng đầu năm của Nam Định đạt mức tăng trưởng 2 con số.
Tại sao vũ khí phương Tây

Tại sao vũ khí phương Tây 'sợ hãi' mùa đông của Nga?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/3: Tại sao vũ khí phương Tây “sợ" mùa đông Nga? Một trong số đó là do thiếu các loại dung dịch bôi trơn phù hợp trong giá lạnh
PMI tháng 2/2025: Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam tăng

PMI tháng 2/2025: Niềm tin kinh doanh tại Việt Nam tăng

Theo báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2/2025, niềm tin kinh doanh đã tăng tháng thứ 2 liên tiếp...
Mobile VerionPhiên bản di động