4.0 và ngành may mặc
Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2020 được coi là năm bản lề của ngành bán lẻ thời trang Việt Nam khi thị trường có sự gia nhập của các thương hiệu thời trang quốc tế như Zara, Uniqlo, HM, Mango… Cùng với đó là những lợi thế khi hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực. Những điều này sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh lên một tầm mới mà ở đó, các doanh nghiệp Việt Nam dường như đang bị coi là đuối hơn so với các tập đoàn xuyên quốc gia từ kiến thức, sự nghiên cứu chuyên sâu cho tới vốn, năng lực quản lý. Tuy nhiên, những thành tựu của kỷ nguyên công nghệ số 4.0 là điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo đột phá nếu đi đúng hướng và bắt kịp xu hướng công nghệ.
Kỳ vọng bước đột phá của ngành dệt may trong kỷ nguyên 4.0 |
Thông tin tại tọa đàm “Ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành dệt may và bán lẻ thời trang Việt Nam” diễn ra vào chiều 16/1 vừa qua, Ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Giovanni chia sẻ: Giovanni có 13 năm tham gia xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp cũng trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất từ sáng tạo thiết kế, nguyên phụ liệu đến sản xuất và phân phối. Vì vậy, bằng cách nào để công ty có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và sản phẩm của doanh nghiệp có thể đến với toàn bộ công dân trên toàn cầu bằng cách xây dựng nền tảng số cho doanh nghiệp ở khâu thiết kế, quản trị về nguyên phụ liệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm… qua nền tảng công nghệ như các thương hiệu lớn đã làm như Adidas, Nike… để có những đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới bằng công nghệ. Đây là một “bài toán” không dễ đối với ngành may mặc và bán lẻ thời trang của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Trọng Phi, người đi đầu trong dự án phát triển Hệ thống owifi 5g miễn phí tại Việt Nam, đồng thời là tác giả của công nghệ blockchain 3.0 và smartcontract 2.0, ông Phan Ngọc Vũ, Giám đốc CSE Singapore cho biết: Việt Nam là 1 trong 5 nước dẫn đầu về phủ sóng 5g trên thế giới, điều đó giúp chúng ta có thể phát triển những vấn đề khác ngoài 5g, mà trước mắt đó là thời trang. Công nghệ sẽ giúp chúng ta quản lý tất cả các khâu trong sản xuất ngành hàng may mặc, từ khâu thiết kế cho tới từng sợi chỉ còn dư sau khi hoàn thành một sản phẩm. Một sản phẩm như vậy khi bán ở nước ngoài có giá khoảng 2000 USD, trong khi chúng ta gia công ở Việt Nam, tổng chi phí chỉ bằng 1 phần 20, còn người bán sẽ lãi 19 phần còn lại. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật từ công nghệ 4.0 vào thực tế để tạo những đột phá trong ngành may mặc.
Bước đi mới trên nền tảng 4.0
Để có thể tạo ra những “cú hit” về công nghệ, hiện nay, với công nghệ thực tế ảo, chúng ta có thể dùng máy móc để làm mọi thứ ngay lập tức, không sai số. Sau đó chọn lựa mẫu mã thiết kế đến tư vấn trực tiếp, thậm chí trao quyền thiết kế cho khách hàng. Công nghệ sẽ giải quyết toàn bộ từng bước trong quy trình tạo ra một sản phẩm. Về quản trị, công nghệ sẽ giải quyết luôn vấn đề giao hàng và thanh toán với khách hàng mà không cần tốn chi phí và thời gian thiết kế, mở của hàng ở các nước trên thế giới.
Với công nghệ hiện đại hiện nay, ông Phan Ngọc Vũ cho biết, dự án owifi 5g đang phát triển trên 10 quốc gia sẽ có khả năng giải quyết câu hỏi bán hàng đi bất kỳ đâu trên toàn thế giới bất kỳ thời gian nào hoàn toàn tự động mà không có yếu tố con người.
Ông Phan Ngọc Vũ (thứ 2 từ trái sang) nói về việc phát triển thị trường bán lẻ thời trang qua công nghệ 4.0 |
Dự án owifi có 4 điểm đặc biệt nhất đó chính là tính cơ động: không dây, sóng khoẻ và ổn định: 30 - 70M, bảo mật bằng công nghệ Blockchain 3.0, Bigdata và tương tác không biên giới Smartcontract 2.0. Một trong những điểm ưu việt của owifi là khả năng phủ rộng wifi đa địa hình, đa ngành nghề, thay thế giải pháp có dây để giữ mỹ quan đô thị, tương tác đa chiều cho nhà quảng cáo, nhà cung cấp không gian quảng cáo, điểm tra cứu thông tin, nhà tiếp thị du lịch, thương mại... với sự bảo mật tối đa. Với những đặc trưng ưu việt như vậy, owifi đem lại hiệu quả sử dụng và kinh tế cao do không tốn thời gian lắp đặt và kéo dây, không tốn thời gian sửa chữa khi bị sự cố về dây, tiết kiệm tài chính hơn 30% so với phương pháp thông thường, không phải bỏ bất kỳ chi phí vì công ty đã thu phí từ quảng cáo, đạt mỹ quan thành phố, nhất là thành phố du lịch và thành phố thông minh.
Trong ngành thời trang, chúng ta có thể ứng dụng Blockchain vào từng hàng trình một, bắt đầu từ khâu làm hàng, nhập liệu,…đến cuối cùng phần mềm sẽ tổng kết thành phần và đưa ra một giá thành hợp lý được gắn mã vạch hoặc chip chống hàng giả NFC. Ở Việt Nam, công nghệ này đang được Bộ Công Thương tiến hành nghiên cứu và triển khai nhằm hạn chế tối đa tình trạng hàng giả, hàng nhái, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng - Ông Phan Ngọc Vũ cho biết thêm.
Do đó, công nghệ số 4.0 và hệ thống OWIFI 5g sẽ là sự kỳ vọng cho những đột phá tạo sự phát triển vượt bậc của cộng đồng ngành dệt may và bán lẻ thời trang Việt Nam trong kỷ nguyên mới.