Hồ tiêu trước nguy cơ đứt gãy nguồn cung

Kỳ II: Chính sách phát triển hồ tiêu quên vị thế nông hộ?

Vị thế của nông hộ đóng vai trò trung tâm đầu vào của mặt hàng xuất khẩu tỷ USD nhưng thực tế cho thấy chiến lược phát triển hồ tiêu - với tư cách một mặt hàng xuất khẩu tỷ USD - vẫn thiếu những cơ chế, chính sách phù hợp.    

Hồ tiêu, một mặt hàng quan trọng được thị trường nông sản thế giới thường xuyên điểm mặt. Ở trong nước, với nhu cầu tiêu dùng tiêu toàn cầu tăng khoảng 2%/năm, ngành hồ tiêu đã được Chính phủ hoạch định là một trong 10 ngành nông sản có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi giá vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng gây khó khăn rất lớn cho người trồng tiêu. Chi phí sản xuất hồ tiêu năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017, trong khi giá bán hồ tiêu lại giảm trên 30%.

ky ii chinh sach phat trien ho tieu quen vi the nong ho
Thời đình điểm, 1 ha đất trồng tiêu tại Chư Sê có giá lên tới cả tỷ đồng, nhưng giờ đây không ai hỏi mua

Trên thực tế, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển cây công nghiệp như một cách đảm bảo sinh kế cho người nông dân, đảm bảo đầu ra cho các ngành hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng phát triển diện tích tiêu tự phát, thiếu kiểm soát của chính quyền địa phương dẫn ngành tiêu đứng trước nguy cơ đổ vỡ đang là một thực tế tại các tỉnh trồng tiêu ở Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2010 cả nước có 51,3 ngàn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 ngàn ha, tăng 196% so với năm 2010, vượt định hướng phát triển trên 100 ngàn ha. Diện tích hồ tiêu bắt đầu giảm từ năm 2018 xuống 149,8 ngàn ha và dự kiến năm 2019 giảm còn 140 ngàn ha.

Chính sách hỗ trợ nông dân thường có độ trễ nhất định, nhưng ngành hồ tiêu, đặc biệt là các nông hộ, đang cần những chính sách phù hợp thị trường, điều kiện và tập quán canh tác. Ông Nguyễn Tấn Công - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang – nêu một thực tế, Nghị định 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ trong đó quy định rõ về các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên, mới dừng lại ở mức theo Tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng HTX Nam Yang làm chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ, EU đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường này thì không được hỗ trợ.

ky ii chinh sach phat trien ho tieu quen vi the nong ho
Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Một điểm đáng lưu ý nữa, theo ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, hầu hết các chính sách này vẫn nằm trên giấy. Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn không đi vào cuộc sống và được thay thế bằng Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nhưng đến nay chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên, việc khó nhất là nâng cao nhận thức và kỹ năng của người nông dân vẫn chưa được giải quyết. Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” hiệu quả mang lại không cao. “Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê vận động mấy năm mới được 4 lớp học nghề, mỗi lớp 50 người – đây là con số như muối bỏ biển”, ông Hoàng Phước Bính nói.

Cây hồ tiêu vẫn đang trong cơn bão dịch bệnh và giảm giá. Các nông hộ trồng hồ tiêu rơi vào cảnh trắng tay. Trong bức tranh chung này, ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia Tổ chức Forest Trend – cho rằng, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung hàng hóa nông lâm sản toàn cầu, tuy nhiên, các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ thường vắng bóng trong các câu chuyện thành công trong xuất khẩu. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho khu vực này khi tham gia vào chuỗi cung toàn cầu vẫn rất mờ nhạt. Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với ngành hồ tiêu mà còn cả ngành gỗ, cà phê….

ky ii chinh sach phat trien ho tieu quen vi the nong ho
Những người đầu tư về sau chưa thu được đồng nào từ cây tiêu bây giờ mang nợ ngân hàng

Hiện 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Nông hộ là nhóm yếu thế. Ông Tô Xuân Phúc nhận định, các Hiệp định thương mại tự do - với cả cơ hội và rủi ro rất lớn đang chờ đợi các hộ nông dân - nhóm dễ bị tổn thương - ở phía trước. Để định vị lại vai trò của các nông hộ trong ngành hàng nông sản xuất khẩu, cần có cơ chế chính sách giảm thiểu rủi ro cho những hộ sản xuất nhỏ lẻ tham gia chuỗi cung toàn cầu. Chính sách hỗ trợ phát triển mô hình liên kết cần dựa trên quan điểm về thị trường, chia sẻ lợi ích và nhà nước phải đứng ở giữa và bảo vệ nhóm yếu thế.

Năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam lớn, nhưng chủ yếu là sự tập hợp từ những mô hình quy mô nhỏ, tạo ra một lượng lớn sản phẩm “thô”. Trong khi đó, chuỗi giá trị của các ngành hàng còn rất ngắn dẫn đến hiệu quả không cao. Theo ông Stein Hansen - Giám đốc vùng, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), các quốc gia có thu nhập cao đã tạo ra 200 USD giá trị gia tăng đối với 1 tấn hàng hóa nông sản đã qua chế biến trong khi các quốc gia đang phát triển chỉ có thể tạo ra giá trị gia tăng 50 USD. Nguy cơ rủi ro về thị trường, lãng phí tài nguyên, sản phẩm đang là một thực tế chính trong ngành hồ tiêu Việt và nông hộ là người chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Số liệu của Vụ Tín dụng các Ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ ngành tiêu đến cuối năm 2017 là 17.019 tỷ đồng, cuối năm 2018 là 20.540 tỷ đồng và đến cuối tháng 6/2019 là 17.967 tỷ đồng, giảm 12,5% so với đầu năm 2019, trong đó dư nợ tập trung tại Tây Nguyên là 12.083 tỷ đồng chiếm 67,2% tổng dư nợ ngành hồ tiêu trên toàn quốc.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Mobile VerionPhiên bản di động