Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Hơn một thế kỷ qua, người dân xã Gia Phú, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thay nhau canh giữ báu vật của vua Hàm Nghi ban tặng.
Bảo vật quốc gia: Bia Vĩnh Lăng - Bia “độc nhất vô nhị”

Người dân xem đó là báu vật linh thiêng, mang lại sự bình an cho một năm mới. Đền Trầm Lâm đóng tại xóm Phú Thành, xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vẫn được người dân muôn phương gọi bằng tên dân gian là miếu Trăm Năm.

Đền được bắt đầu từ cổng Tam Quan với hệ thống tường dài nối với nhau qua nhà quan tả, hữu với 2 cột nanh. Toàn bộ được xây bằng gạch, đá, vôi, vữa. Phía trên cột nanh có 2 con Nghê đang đứng chầu. Ba mặt cột có trang trí họa tiết rồng phượng và các câu đối.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Giếng nước hình bán nguyệt trước cửa đền

Di tích đền Trầm Lâm được xây dựng theo hướng Nam, với kiểu nhà gỗ, trước đây đền được lợp bằng lá cọ. Sau này khi tôn tạo lại, người ta đã thay bằng mái ngói. Điều đặc biệt nhất ở ngôi đền này là một giếng nước hình bán nguyệt. Tương truyền rằng, nước ở trong hồ một năm có 4 mùa thì nước giếng có 4 sắc. Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng, mùa thu nước trắng và mùa đông nước đen.

Cụ Trần Văn Nhung (99 tuổi, trú tại thôn Hòa Nhượng, xã Phú Gia), là người đang đảm đương chức vụ cố đạo chủ, trông coi bảo vật vua Hàm Nghi ban tặng. Những ngày đầu năm mới Quý Mão, Cụ Nhung kể lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện lưu truyền nhiều huyền tích về báu vật vua Hàm Nghi ban tặng và những bí ẩn tại ngôi đền này.

Theo sử sách ghi lại, vào năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi (lúc ấy mới 14 tuổi) đi ra vùng núi phía Bắc lánh nạn. Khi đến xã Phú Gia, vua Hàm Nghi dừng chân, lập căn cứ địa Sơn Phòng và ban bố hịch Cần Vương kêu gọi nhân dân tiếp tục chống Pháp.

Tại đây, vua đã giao cho tướng Tôn Thất Thuyết làm lễ bài yết tại đền Trầm Lâm và đền Công Đồng. Tối đến vua không vào thành mà ngủ ngay tại đền. Nhà vua vừa chợp mắt, trong giấc mơ, một vị tiên nữ trong bộ trang phục màu xanh hiện ra, báo mộng “Bọn bạch quỷ (thực dân Pháp) đang đưa quân vây ráp, nhà vua cần phải định liệu, nếu ở lại thì sát dân”.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Hai con voi bằng vàng, một con nặng 27 đồng cân và 17 đồng cân là một trong những báu vật linh thiêng được cất giữ tại đây.

Tỉnh mộng, nhà vua đã triệu họp quân thần, bàn giao cho tướng Tôn Thất Thuyết làm lễ tạ ơn thần và dâng nhiều báu vật, sắc phong cho các vị thần thờ tại đền, gồm: hai con voi vàng (một con nặng 27 đồng cân, một con nặng 17 đồng cân - mỗi đồng cân tương đương một chỉ vàng), một con voi đồng, một con nghê, hai thanh bảo kiếm cùng tám bộ áo mũ triều thần, hơn 40 sắc phong…

Sau đó theo lời báo mộng, vua cùng quân thần rút lui vào vùng rừng núi ở Quảng Bình và thoát nạn. Hơn 100 năm qua, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng người dân làng Phú Gia vẫn truyền tay nhau giữ gìn các báu vật linh thiêng mà vua Hàm Nghi ban.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Báu vật được cố đạo chủ cất giữ cất thận. Nơi cất giữ không được bất cứ người nào biết

Câu chuyện về ngôi đền Trầm Lâm "cứu" vua Hàm Nghi trong thời chống Pháp và những vật vua ban cho ngôi đền, được người dân nơi đây thay nhau giữ gìn, xem đó là vật thiêng liêng, đem lại may mắn cho dân làng. Hiện, xã Phú Gia được xem là "bảo tàng lịch sử" khi đang còn lưu giữ rất nhiều bảo vật nhà vua ban tặng.

Ông Trần Văn Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Gia - cho biết, người dân bảo tồn vật báu bằng cách thay nhau canh giữ, người được canh giữ báu vật gọi là cố đạo chủ. Hàng năm, vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân xã Phú Gia sẽ tổ chức rước sắc phong đến nhà Cố đạo chủ mới.

Kỳ bí ngôi làng hơn một thế kỷ canh giữ bảo vật của vua Hàm Nghi

Người được chọn làm cố đạo chủ cất giữ báu vật phải đầy đủ các yếu tố do dân làng bầu chọn

Việc tuyển cố đạo chủ mới cũng rất khắt khe, yêu cầu phải là người liêm khiết, cẩn trọng, chất phác, gia đình văn hóa, phải sống thọ cả ông và bà… Ngoài ra, người canh giữ báu vật không chỉ là được dân làng bầu chọn mà cần phải được sự "đồng ý" của các vị thần linh.

Trải qua hơn một thế kỷ, đã có hơn 50 vị cao niên trong làng được thần linh "ủy thác" trao chức cố đạo chủ. Hiện, người được tín nhiệm làm cố đạo chủ là cụ Trần Văn Nhung. Đây cũng là lần thứ 13 cụ vinh dự được nhận nhiệm vụ thiêng liêng, tự hào này.

"Các bảo vật rất linh thiêng, dù từng trải qua nhiều biến cố thất lạc, nhưng cuối cùng vẫn trở về với dân làng Phú Gia. Được phong làm cố đạo chủ là một vinh dự lớn. Từ việc gìn giữ các bảo vật, tôi luôn răn dạy con cháu phải luôn biết sống có tâm, trung thực", cụ Nhung nói.

Hàng năm cứ đến mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, người dân và các cụ cao niên trong xã Phú Gia sẽ tập trung tổ chức kiểm tra báu vật nhà vua ban tặng. Theo lệ làng thì sau 2 năm canh giữ báu vật sẽ tuyển cố đạo chủ mới để thay thế. Các hiện vật nhà vua tặng sẽ được tổ chức rước đến nhà cố đạo chủ mới, người này phải bảo quản, canh giữ không được làm thất lạc.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hải Dương năm 2023

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hải Dương năm 2023

Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hải Dương năm 2023 diễn ra với nhiều hoạt động thu hút nhiều độc giả tham gia.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực văn hóa

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẩn trương rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực văn hoá.
Thừa Thiên Huế: Xây dựng Áo dài Huế trở thành di sản văn hoá phi vật thể nhân loại

Thừa Thiên Huế: Xây dựng Áo dài Huế trở thành di sản văn hoá phi vật thể nhân loại

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”; đến năm 2030, Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ sĩ tái hiện hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy qua gần 200 bức tranh

Nghệ sĩ tái hiện hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy qua gần 200 bức tranh

Với chủ đề “Hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy”, tác giả Lê Quang muốn gửi gắm tâm tư, ước mơ, khắc họa vẻ đẹp muôn màu của đời thường vào trong tranh.
Đẩy mạnh tổ chức, tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Đẩy mạnh tổ chức, tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ban Tuyên giáo TW đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc.

Tin cùng chuyên mục

Nghi lễ cúng rừng: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Tây Bắc

Nghi lễ cúng rừng: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng của đồng bào Tây Bắc

Lễ cúng rừng là nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đây là hoạt động tâm linh mang tính cộng đồng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Văn hoá Cồng chiêng - niềm tự hào của dân tộc Ba Na

Với dân tộc Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý, là tài sản có giá trị và luôn gắn bó chặt chẽ với nghi lễ của đồng bào.
Độc đáo 75 bức tranh tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen

Độc đáo 75 bức tranh tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen

Tối 25/3, tại Hà Nội, khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Sen Việt 2023 “Vẻ đẹp thuần khiết” với 75 bức tranh về hoa sen.
Cung cấp tri thức nền tảng đến với bạn đọc

Cung cấp tri thức nền tảng đến với bạn đọc

Các tri thức nền tảng vốn đóng vai trò rường cột cho sự phát triển của bất cứ quốc gia nào chưa hiện diện rõ nét trong xuất bản ở Việt Nam.
Quảng Ninh: Bầu chọn huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu vùng Mỏ

Quảng Ninh: Bầu chọn huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu vùng Mỏ

Ngày 24/3, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ vinh danh huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu vùng Mỏ năm 2022
Quảng Ngãi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh

Quảng Ngãi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh

Ngày 24/3, tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hoá Sa Huỳnh.
Vụ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam chưa thể giải quyết dứt điểm

Vụ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam chưa thể giải quyết dứt điểm

Vụ việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam hiện vẫn chưa giải quyết dứt điểm vì nhà đầu tư chiến lược không có những hợp tác tích cực.
Cư dân mạng nói gì về việc MC Trấn Thành khóc lóc vì đồng cảm với Đàm Vĩnh Hưng?

Cư dân mạng nói gì về việc MC Trấn Thành khóc lóc vì đồng cảm với Đàm Vĩnh Hưng?

Sự việc MC Trấn Thành khóc sướt mướt trong sự kiện công bố dự án phim điện ảnh "Hào quang rực rỡ - The King" đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của khán giả.
Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, kiệt tác nghệ thuật điêu khắc trên đá và gỗ

Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh từ lâu nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, chứa đựng nhiều kiệt tác nghệ thuật về điêu khắc trên cả chất liệu đá và gỗ.
Hà Nội: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Hà Nội: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Đã từng là một niềm tự hào dân tộc, nay con đường gốm sứ chỉ còn lại nỗi ê chề, nuối tiếc của nhiều người dân.
Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Hà Nội: Từ ngày 25-31/3 sẽ diễn ra Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023

Triển lãm Nghệ thuật sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết sẽ diễn ra ngày 25-31/3 tại chùa Quán Sứ, TP.Hà Nội nhằm tôn vinh hình tượng hoa sen.
Khơi dậy nguồn lực văn hoá thủ đô và câu chuyện phục dựng nỏ thần

Khơi dậy nguồn lực văn hoá thủ đô và câu chuyện phục dựng nỏ thần

Nguồn lực văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội là tải sản vô giá của cha ông và cần được khơi dậy và phát huy.
Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Ca kịch "Khát vọng Dam Săn": Tiếng vọng từ đại ngàn

Qua những làn điệu, vũ điệu được sử dụng trong tác phẩm ca kịch “Khát vọng Dam Săn”, người dân và du khách đã thêm hiểu về lịch sử văn hóa Tây Nguyên hùng vĩ.
Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3: Cân bằng, hài hòa để mang tới hạnh phúc

Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3: Cân bằng, hài hòa để mang tới hạnh phúc

Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3 hay còn gọi là Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới.
Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp

Lan toả những giá trị văn hóa tốt đẹp 'chân - thiện - mỹ' của dân tộc

Đây là mong muồn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến những người làm truyền hình tại lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41, tối 18/3, tại TP.Hải Phòng.
Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Lan toả không gian văn hóa Cồng chiêng người Mạ ở Đắk Nông

Để bảo tồn, lan tỏa văn hóa công chiêng của người Mạ, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng Nhà trưng bày Cồng chiêng người Mạ ở bon N'Jriêng, xã Đắk Nia.
Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra thông tin trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành xem xét, kiểm tra thông tin về việc trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam hoang tàn.
Ngay cả muốn xoá sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng phải làm triệt để

Ngay cả muốn xoá sổ Hãng phim truyện Việt Nam cũng phải làm triệt để

Trong lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, nhiều nghệ sĩ có mặt đã bày tỏ sự xót xa trước tình hình hiện tại của Hãng phim truyện Việt Nam.
Diễn viên phim "Nổi gió", NSND Thụy Vân qua đời

Diễn viên phim "Nổi gió", NSND Thụy Vân qua đời

Nghệ sĩ Thụy Vân - diễn viên phim "Nổi gió", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"... qua đời sau thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo.
Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Độc đáo Lễ hội đền Rồng - đền Nước ở xứ Thanh

Lễ hội đền Rồng - đền Nước là văn hóa tâm linh nổi tiếng linh thiêng với tín ngưỡng thờ Mẫu, được chính quyền địa phương tổ chức vào 24/2 âm lịch hàng năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động