Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Nội địa hóa không còn là nỗi lo

Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô

CNHT ô tô có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô mà còn có tác động lớn tới ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Ứng dụng công nghệ xanh, phát triển bền vững ngành công nghiệp ô tô VinFast xuất khẩu lô xe ô tô điện đầu tiên sang Mỹ: Viết nên kỳ tích cho công nghiệp ô tô Việt Nam

Mới đây, một câu chuyện thu hút sự chú ý của dư luận với ngành công nghiệp ô tô trong nước đó là phát biểu của PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: “Doanh nghiệp Việt mới chỉ làm được ốc vít bắt biển số xe ô tô”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phải nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo.

Trao đổi với Báo Công Thương về nhận định "Việt Nam chỉ làm được ốc vít gắn biển số ô tô", nhiều chuyên gia cho rằng những nhận định này là chưa chính xác bởi năng lực sản xuất trong nước đã được cải thiện, tỉ lệ nội địa hóa của ngành ô tô ngày càng cao.

Thành tựu không thể phủ nhận!

Không thể phủ nhận Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp ô tô vào năm 1991, sau các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Đến nay có hơn 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô; một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu như Thaco, Vinfast…

ngày càng có nhiều mẫu xe được lắp ráp tại Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và làm cho việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trở nên khả thi hơn.
Ngày càng có nhiều mẫu xe được lắp ráp tại Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và làm cho việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trở nên khả thi hơn.

Hiện trên thị trường Việt Nam đã có mặt hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Ford... đã kéo theo một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện phụ tùng nước ngoài thân thiết vào đầu tư tại Việt Nam.

Tại thời điểm này, tỷ lệ nội địa hóa một số dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước khá cao do khả năng cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nội địa được cải thiện trong thời gian qua. Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%).

Có thể nhìn nhận công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng và giảm dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực lắp ráp, sản xuất thân và thùng xe ô tô.

Đến cuối 2022, các doanh nghiệp cung ứng linh kiện đạt tiêu chuẩn nhà cung ứng cấp 1 của Việt Nam cho các hãng ô tô lớn bình quân lên tới hơn 400 doanh nghiệp, tăng hơn 200% so với năm 2016 chỉ sau 5-7 năm, với sản lượng tăng từ 120.000 xe lên thành 500.000 xe. Điều này đã khẳng định sức hút của thị trường ô tô đầy tiềm năng và dự kiến đạt hơn 1 triệu xe vào năm 2025.

Dựa trên thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ và tham vấn các chuyên gia, danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã ghi nhận con số 58, trong đó có 12 nhà cung cấp thuần Việt với tổng số sản phẩm, linh kiện đạt tỉ lệ 30-40% (Tập trung chủ yếu trong nhóm hơn 1000 mã linh kiện, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị kinh tế cao như: linh kiện ngoại thất, nội thất, sắt xi, hệ thống điện… theo cách tính công thức giá trị gia tăng của ASEAN).

Ghi nhận từ Thaco Trường Hải, tỉ lệ nội địa hoá của doanh nghiệp này còn cao hơn, có những dòng xe lên tới 70%. Các doanh nghiệp và đơn vị vệ tinh cho Trường Hải bao gồm: Trung tâm R&D; Trung tâm Cơ khí chế tạo và 17 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng.

Nhờ vậy, THACO đã chủ động nhiều loại linh kiện, phụ tùng ô tô, như ghế ô tô, linh kiện nội thất, kính, dây điện, nhíp; sản xuất khuôn, máy lạnh xe du lịch, máy lạnh xe tải, bus; linh kiện nhựa; thân vỏ ô tô, sơ mi rơ moóc, cản xe, dây, áo ghế, khung xương ghế, linh kiện cơ khí, linh kiện nhựa – composite và nhóm các thiết bị công nghiệp khác.

Năng lực nội sinh của Trường Hải còn được minh chứng thông qua cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Anh, Ý, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỉ USD vào năm 2025.

Riêng tại dòng xe điện thì hiện nay Vinfast đang là đơn vị tiên phong với nội địa hoá được 60% từ: khung gầm, nội thất, ngoại thất, hệ thống điện, hệ thống tự động hoá, các phần mềm nhúng ứng dụng AI, hệ thống JIG hàn thân vỏ xe của các nhà sản xuất trong nước, JIG là sản phẩm công nghệ cao kết hợp công nghệ thiết kế có mô phỏng, công nghệ tự động hóa điều khiển PLC, khí nén, lập trình robot, một công nghệ chứa hàm lượng chất xám cao và rất khó để đàm phán mua hoặc chuyển giao từ các nước ngoài. Ngoài ra, trong thời gian tới Vinfast cũng làm chủ hoàn toàn việc sản xuất pin sau khi khởi động nhà máy sản xuất pin tại Hà Tĩnh.

Những điều này chứng minh năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, vấn đề khó khăn chủ yếu do sản lượng đơn hàng và tính cam kết trong việc duy trì khiến cho doanh nghiệp Việt chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền, máy móc và nguồn lực kỹ thuật để đảm bảo sản xuất và duy trì hoạt động ổn định. Những doanh nghiệp tiên phong như Vinfast cũng có sự tự chủ nhất định trong việc sản xuất linh phụ kiện, thậm chí cả linh kiện động cơ và hộp số cũng đang có sự nghiên cứu, cải tiến và làm chủ một phần. Như vậy có thể thấy rõ ràng năng lực về cơ khí – chế tạo của doanh nghiệp Việt đang có những cải thiện rõ rệt.

“Nói không làm được gì là không phù hợp”

Liên quan đến tranh luận về “ốc vít bắt biển số xe”, theo một số chuyên gia trong ngành thì chi tiết này không thuộc linh kiện ô tô. Còn với các linh kiện cơ khí phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, hiện nay các hãng có thể sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu và quyết định được đưa ra căn cứ vào lợi ích kinh tế chứ không hẳn là năng lực sản xuất.

Chia sẻ với báo giới, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Tập đoàn Thaco Trường Hải cho hay, từ nhiều năm qua, không ít dòng xe du lịch của công ty đã có tỷ lệ nội địa hoá từ 30-40%, và tăng dần khi doanh số bán ra nhiều hơn.

"Như một số dòng Mazda3, Mazda6. Không những thế, vài năm nay, Tập đoàn còn xuất linh kiện cho các nhà máy của Kia trong khu vực, như cản trước của xe Kia Sorento", ông Tài nêu cụ thể.

Dây chuyền sản xuất lắp ráp xe ô tô của Thaco
Dây chuyền sản xuất lắp ráp xe ô tô của Thaco

Thậm chí, tỷ lệ nội địa hoá của dòng xe buýt còn cao hơn rất nhiều, với nhiều thiết bị cơ khí tự sản xuất... Đặc biệt, cuối năm 2021, lô sơ mi rơ moóc đầu tiên của Thaco đã được xuất sang Mỹ. Trong năm 2023, doanh số xuất khẩu mặt hàng này dự tính mang về cho Thaco hàng trăm triệu USD.

Hay như Toyota Việt Nam, với cam kết phát triển sản xuất trong nước cùng với chiến lược nội địa hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của xe trong nước so với xe nhập khẩu, Toyota Việt Nam đã triển khai hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp nhằm sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao và giá thành cạnh tranh.

Đến nay, hầu hết các xe của Toyota đều đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%, riêng dòng xe chủ lực Vios đạt tỷ lệ nội địa hoá lên tới 43% nếu tính theo công thức giá trị gia tăng của ASEAN.

Danh sách các nhà cung cấp của Toyota đã ghi nhận con số 58, trong đó có 12 nhà cung cấp thuần Việt. Tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt 1.000 sản phẩm các loại.

Bên cạnh đó, Toyota cũng đang tiếp tục hợp tác với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, với mục tiêu hỗ trợ xây dựng năng lực cho một số doanh nghiệp trong nước và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô, qua đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Thực tế bằng những kết quả trên mà nhìn nhận “Việt Nam chỉ làm được ốc vít cho biển số ô tô” là chưa xác đáng, chưa hiểu rõ về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ Thaco hay Vinfast mà các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là DISOCO, FOMECO đã xuất khẩu được nhiều linh kiện ô tô.

Một cái tên khác là VinFast đã thực hiện nội địa hóa nhiều công đoạn phức tạp trong việc sản xuất các xe điện mới bằng việc dùng hệ thống JIG hàn thân vỏ xe của các nhà sản xuất trong nước.

Theo đó, JIG là sản phẩm công nghệ cao kết hợp công nghệ thiết kế có mô phỏng, công nghệ tự động hóa điều khiển PLC, khí nén, lập trình robot, một công nghệ mà các hãng xe nước ngoài không có ý định chuyển giao cho Việt Nam.

Điều này không những làm giảm giá thành mà còn giúp doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam chủ động trong việc sáng tạo các mẫu mã xe”, ông Nguyễn Chỉ Sáng - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) nhấn mạnh.

Lãnh đạo VAMI cũng khẳng định thêm, từ những thành công bước đầu của các công ty liên doanh như Toyota, Huyndai, THACO Trường Hải hay VinFast, có thể thấy các nhà sản xuất Việt Nam không chỉ có khả năng cung cấp những chi tiết, phụ tùng đơn giản mà còn cả những máy móc, thiết bị phức tạp cho ngành công nghiệp ô tô.

Phân tích rõ hơn, ông Sáng chỉ ra, ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu của Việt Nam có hạn chế. Tuy nhiên, không đến mức Việt Nam không chế tạo, sản xuất được sản phẩm nào.

Ông cũng nêu quan điểm là không cần thiết khi phát triển ngành công nghiệp ô tô, là cần phải có ngành công nghiệp vật liệu hay có ngành công nghiệp luyện thép để có tất cả các mác thép. Quan trọng khi sản xuất ô tô đó là làm chủ công nghệ để chế tạo sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị cho ô tô, tức là chỉ cần có ngành công nghiệp phụ trợ, do hiện nay đã có sự phân công trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất.

Ông Sáng cho rằng, nhìn ra thế giới, trong sản xuất chế tạo ô tô, không có một đất nước nào sản xuất từ A đến Z. Quan điểm là phải làm được tất cả là không đúng, có thể mua linh kiện để gia công, lắp ráp. Ví dụ Viện nghiên cứu cơ khí của ta đã làm được bộ Jig hàn (hệ thống đồ gá hàn, rô bốt, khí nén và điều khiển). Hiện tại bộ sản phẩm này đã cung cấp cho Vinfast để xuất khẩu đi Mỹ. Ông Sáng cũng dẫn chứng thêm chi tiết, Thaco cũng đã có máy dập lớn dập luôn thân vỏ, hàn thân vỏ ô tô, đó là những công nghệ hiện đại.

Hoàn toàn có thể làm được các sản phẩm thép chế tạo, quan trọng là dung lượng thị trường

Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho hay, công nghệ vật liệu là ngành rất quan trọng. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư rất lớn nên dung lượng thị trường phải đủ lớn thì sản xuất mới hiệu quả. Các mác thép làm phần lớn ốc vít không khó về công nghệ. Vấn đề mấu chốt là do sản lượng nhỏ, làm chưa có lãi nên chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất.

Một số doanh nghiệp thép cũng có phản hồi, thừa nhận sản xuất ốc vít lắp bánh ô tô phải nhập thép ngoại, song cho rằng không phải do năng lực doanh nghiệp không làm nổi mà vì lý do khác.

Theo các doanh nghiệp ngành thép, nếu để làm được 1 chiếc ốc vít lắp vào bánh ô tô con chạy trên đường cao tốc hay thép làm cầu thì vật liệu thép trong nước chưa có. Tuy nhiên, không phải các đơn vị thép trong nước không làm được mà làm không hiệu quả bằng sản xuất thép xây dựng. Bởi quyết định làm một sản phẩm nào đó thì dung lượng thị trường, từ đó dẫn đến chi phí mới là vấn đề quan trọng nhất.

Một số chuyên gia về ngành thép cho rằng, về mặt kỹ thuật Việt Nam hoàn toàn có thể làm được các sản phẩm thép chế tạo. Nhưng dung lượng thị trường quá nhỏ bé nên không kích thích doanh nghiệp đầu tư làm các sản phẩm này.

Phân tích cụ thể hơn các chuyên gia cho hay, như vật liệu cho linh kiện ô tô, thì Thái Lan, hay Indonesia mỗi năm sản xuất hàng triệu xe nên có thể sản xuất được thép chế tạo. Còn ở Việt Nam mỗi năm chỉ sản xuất mấy trăm nghìn xe ô tô nên không đủ để doanh nghiệp đầu tư sản xuất thép chế tạo. Hay như Formosa mỗi năm vẫn sản xuất một lượng thép chế tạo, nhưng là để xuất khẩu.

Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, năm 2022, Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất đã nghiên cứu và sản xuất mác thép các bon cao để làm tanh lốp xe ô tô có chất lượng tương đương các nước công nghiệp thép phát triển và giá thành lại cạnh tranh. Tanh lốp ôtô là chi tiết thanh kim loại giúp kẹp lốp vào mâm xe một cách chắc chắn, định hình cho toàn lốp và ngăn chặn hơi thoát ra ngoài. Nhu cầu thép cuộn cho sản xuất tanh lốp ô tô ngày càng lớn nhưng chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước chưa ai sản xuất.

Sau thành công trong sản xuất thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô, đầu năm 2023 Thép Hòa Phát Dung Quất đã tiếp tục thử nghiệm và sản xuất thành công thép thanh vằn đóng cuộn để làm cốt bê tông cho các siêu công trình, được làm ở dạng cuộn để thuận tiện trong việc vận chuyển.

Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp ô tô

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động