Kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi
Thời sự 27/09/2023 14:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát
Tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 27/9, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước |
Theo tờ trình của Chính phủ về đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần, 8 tháng tăng 3,1%.
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước, cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ, cả năm 2023, ước xuất siêu 14,4 tỷ USD.
Nhìn chung, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế khó khăn hiện nay, trong đó tăng trưởng kinh tế các quý chưa đạt mục tiêu đề ra, dù tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 3,72%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp, sản xuất công nghiệp còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp khó khăn.
Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục.
Nguyên nhân được chỉ ra có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó, việc nắm bắt và dự báo vẫn chưa sát, phản ứng chính sách của một số cơ quan, địa phương còn chậm, chưa kịp thời, chưa tận dụng hết các cơ hội phục hồi và phát triển từ bên trong.
Vì vậy, trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp và những cộng hưởng từ khó khăn nội tại của nền kinh tế, để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2024, Chính phủ tiếp tục đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khoá, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận đề nghị Chính phủ làm rõ bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, nhất là xung đột Nga - Ukraina, xu hướng điều hành chính sách của các nước lớn, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và dự báo triển vọng cũng như tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.
Đồng thời, đánh giá nguyên nhân đối với từng chỉ tiêu chưa đạt, trọng tâm là tốc độ tăng GDP cả năm ước thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra (mục tiêu được Quốc hội giao là khoảng 6,5%); chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 3 liên tiếp không đạt; Đánh giá về áp lực lạm phát trong thời gian tới.
Cùng với đó, đánh giá nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng lạm phát cơ bản cao hơn nhiều lạm phát tổng thể trong thời gian qua; đánh giá về sự phục hồi của tiêu dùng trong nước và tác động đến sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, đề nghị phân tích, đánh giá sâu hơn diễn biến, rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vàng; tình hình nợ đến hạn phải trả, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là nợ xấu tiềm ẩn trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Tin cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng

Thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
