Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023:

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược”.
Họp báo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 Mong đợi các chính sách củng cố nội lực doanh nghiệp Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Bức tranh kinh tế đan xen các gam màu sáng, tối

Điểm sáng “trong bức tranh xám màu”

Sáng 19/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, chúng ta đã đi được nửa nhiệm kỳ 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc và chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023

Chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

"Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện" - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Các cân đối lớn được bảo đảm, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều dưới ngưỡng Quốc hội cho phép; nợ xấu được kiểm soát, tỷ giá khá ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, an ninh lương thực được bảo đảm.

Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng và cả nước được đẩy mạnh; củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hỗ trợ hướng tới phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực.

Trong 8 tháng năm 2023, thu hút vốn đầu tư FDI, giải ngân đầu tư công, khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực hơn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng 10%, khách quốc tế dự báo sớm đạt và vượt mục tiêu cả năm (8 triệu lượt khách).

Một số địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi hoặc duy trì đà tăng nhanh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,…; Công tác an sinh xã hội được quan tâm, bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp kịp thời; các hoạt động về tăng cường kết nối cung cầu, hỗ trợ người lao động được đẩy mạnh.

Áp lực lớn về tăng trưởng GDP

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn.

"Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài" - Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc và chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023

Trong đó, thứ nhất, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà suy giảm, 8 tháng đầu năm giảm 10% so với cùng kỳ, mạnh nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại đây; nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, nhất là điện thoại, linh kiện, giầy dép, dệt may, đồ gỗ tiếp tục giảm sâu. Các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản,… giảm hoặc tăng rất thấp.

Xuất siêu tăng do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm, cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. Bên cạnh vấn đề cầu thế giới giảm mạnh, chi phí logistics và các chi phí khác (chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào,...) của Việt Nam cao, tiến trình xanh hóa một số lĩnh vực còn chậm, khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn các quốc gia khác.

Trong khi đó, năng lực sản xuất của nền kinh tế còn ở mức thấp với việc phải nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất.

Thứ hai, trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp khoảng 20% GDP, chiếm tỷ trọng gần 74% trong tổng giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, thu hút FDI chưa thật sự bền vững; vốn đăng ký liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm, từ tháng 7 vốn đăng ký tăng trở lại nhờ một số dự án lớn của Hàn Quốc, Singapore, nhưng nhìn chung thu hút vốn FDI vẫn gặp nhiều thách thức, nhất là trong việc thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa sâu, rộng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhập khẩu của khu vực FDI ngày càng tăng cao cho thấy tính kết nối và năng lực sản xuất trong nước vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, đầu tư công được coi là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên, đến nay giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện (8 tháng đạt 42,35% kế hoạch) nhưng chưa đạt như kỳ vọng, chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn còn thấp so với mặt bằng chung, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm chễ do cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Thứ tư, khu vực công nghiệp và xây dựng không còn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo từng được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong nhiều năm, giờ suy giảm, Quý I giảm 0,49%, 6 tháng tăng thấp 0,44%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng vẫn giảm 0,4% (cùng kỳ tăng 10,1%). Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển khiến Việt Nam chưa thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ năm, tiêu dùng trong nước phục hồi chưa vững chắc. Khu vực dịch vụ hiện đóng góp 79% vào tăng trưởng GDP, đang là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất trong năm 2023 và ngay từ đầu năm nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực này được ban hành như giảm mặt bằng lãi suất, giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng, tăng lương cơ sở…

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng duy trì đà tăng trưởng tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại. Thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả, trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Phát huy “nội lực”, khai thác hiệu quả “ngoại lực”

Đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách; trong đó nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo. Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã tới hạn, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc và chỉ đạo Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023

Trong nước chưa có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệ sinh thái sản xuất nội địa; doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào.

Năng lực nội sinh, tính tự chủ, khả năng chống chịu của doanh nghiệp, nền kinh tế còn hạn chế và ngày càng bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết trước tác động bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới từ đầu nhiệm kỳ tới nay.

Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài.

Qua các cuộc khủng hoảng, các khó khăn, thách thức, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và vai trò quyết định của nội lực, tính tự chủ trong phát triển kinh tế. Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng là yêu cầu khách quan, tất yếu và cấp thiết nhằm bảo đảm tính liên tục, ổn định, bền vững, giúp đất nước tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, khơi thông nguồn lực, chống chịu trước các cú sốc, khủng hoảng từ bên ngoài, đồng thời giúp nền kinh tế tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.

Từ thực tế vươn lên trong đại dịch khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính bất định của các yếu tố bên ngoài.

Chúng ta cần tăng cường, phát huy “nội lực”, vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực” để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Việt Nam cần tập trung giải quyết các thách thức bên trong cả trước mắt, lẫn trong trung và dài hạn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là 'địa chỉ đỏ' để học tập

Chiều 3/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tổng Bí thư nhấn mạnh địa điểm này sẽ là "địa chỉ đỏ" để học tập.
Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xử lý nghiêm các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định các đơn vị cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp thực hiện cam kết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, bảo đảm an ninh, an toàn...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan về tiến độ dự án sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được thực hiện trên tinh thần không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản.
Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Đại biểu Nguyễn Quốc Thái: Cử tri phấn khởi khi dự án 500kV mạch 3 Quảng Bình-Hưng Yên xong trong 6 tháng

Cử tri Hải Phòng phấn khởi trước những thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3.
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Sáng 3/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đã có cuộc làm việc với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri và trên diễn đàn Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đã làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên

Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XV có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 (Quân khu 1).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng

Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri

Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến công oai hùng, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới*

Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến công oai hùng, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới*

Tối 2/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964-2/12/2024).
Thủ tướng: Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam

Thủ tướng: Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án của Tập đoàn SCG tại Việt Nam với quan điểm 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời câu hỏi của cử tri Hưng Yên về sáp nhập các tỉnh, thành phố

Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời câu hỏi của cử tri Hưng Yên về sáp nhập các tỉnh, thành phố

Ngày 2/12, trong buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chưa có chủ trương về việc sáp nhập các tỉnh, thành phố.
Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án

Singapore duy trì vị trí nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam với hơn 3.800 dự án, tổng vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD.
Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4 sân bay Long Thành nguy cơ gây lãng phí rất lớn

Việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Kết thúc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhóm giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại, xuất khẩu Vùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ thích ứng biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn Nhật Bản chuyển giao công nghệ và các giải pháp, ứng dụng thích ứng với biến đổi khí hậu...
Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Việt Nam - Singapore: Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore. Hai bên khẳng định, hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng.
Chủ tịch nước: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án

Chủ tịch nước: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án

Chủ tịch nước đề nghị ngành Tòa án thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt

Đối với những dự án, công trình xây dựng phức tạp, Bộ Xây dựng phải tham gia thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cùng với các bộ quản lý chuyên ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ

Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động