Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng

Mặc dù năm 2021, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động bởi đại dịch, song đại diện cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.

Ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam:

Cải thiện hơn nữa thủ tục hành chính

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam

Năm 2021, bất chấp khó khăn từ đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp và người dân của hai nền kinh tế có thể được hưởng lợi từ FTA EU - Việt Nam (EVFTA). Hiệp định này đã trở thành phương tiện quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu từ châu Âu và Việt Nam vượt qua chặng đường đầy chông gai của cuộc khủng hoảng toàn cầu và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Trong năm qua, Việt Nam đã cải thiện nhiều để cải tiến môi trường kinh doanh, tuy nhiên, còn 35% công ty nghĩ thủ tục hành chính vẫn là rào cản khi triển khai EVFTA. Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa cũng như nỗ lực từ phía Chính phủ về cải cách thể chế, pháp lý... để có thể hội nhập giá trị toàn cầu. Ngoài ra, để thu hút đầu tư FDI từ châu Âu về Việt Nam, trong năm tới, Việt Nam vẫn cần sửa đổi quy định thu hút đầu tư, vì có những quy định đã lỗi thời; xây dựng thể chế pháp lý phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan thuế và các cơ chế quản lý khác nhằm tạo ra "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Ông Luis Pablo María Beltramino - Đại sứ Argentina tại Việt Nam:

Thúc đẩy thương mại song phương

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Luis Pablo María Beltramino - Đại sứ Argentina tại Việt Nam

Mặc dù dịch Covid-19 đang gây ra những lo ngại cho kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, tuy vậy, trong năm 2022, chúng ta vẫn có niềm tin tình hình dịch bệnh tiếp tục sẽ được cải thiện nhờ vào sự nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch của các quốc gia. Phòng, chống dịch hiệu quả và với những nỗ lực chuẩn bị các nguồn lực, kế hoạch để thích ứng với dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, vì vậy tôi tin rằng, triển vọng nền kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ có gam màu tươi sáng, phục hồi nhanh chóng đến từ chính giai đoạn chững lại của sản xuất và thương mại. Trên cơ sở này, mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước, trong đó có Argentina sẽ tiếp tục được thúc đẩy, phát triển. Đặc biệt, với kết quả ấn tượng năm 2021, khi kim ngạch thương mại song phương của hai nước đã vượt mức 4 tỷ USD, cộng với đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và những quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần đưa thương mại Việt Nam - Argentina tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm tới.

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được các địa phương thực hiện quyết liệt

Ông Jacques Morisset - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB):

3 động lực mới

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Jacques Morisset - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB)

Năm 2022, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, như dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện các biến thể mới và những rủi ro về nội tại kinh tế. Việt Nam là một nền kinh tế mở, do đó nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với sự trầm lắng của kinh tế thế giới, xuất khẩu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, lạm phát và vấn đề làm thế nào thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Vì vậy, năm 2022, triển vọng kinh tế Việt Nam có 3 động lực tăng trưởng mới. Đó là động lực tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu; Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế xanh và nhu cầu trong nước. Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao hơn và có tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh, nhu cầu trong nước sẽ được thúc đẩy. Chính những yếu tố này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế. Năm 2022, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được những tham vọng đã đề ra, đó là trở thành quốc gia có thu nhập cao, thịnh vượng vào năm 2045.

Ông Michele Dercole - Chủ tịch Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam:

Nhiều dư địa tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Michele Dercole - Chủ tịch Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam

Thị trường Việt Nam đang tiếp tục được coi là một trong những thị trường năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới, mang đến cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong các lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ cao… Các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA hay UKVFTA… với những cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại…, sẽ giúp cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam.

Trong 11 tháng năm 2021, nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn đạt khoảng 26,46 tỷ USD (tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020). Đây là dấu hiệu rõ ràng về sự tin tưởng vào triển vọng phục hồi kinh tế nhanh của Việt Nam từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, bất kỳ một Chính phủ nào trong năm 2022 vẫn phải đối mặt với nhiệm vụ rất khó khăn là "duy trì phục hồi kinh tế bền vững song song với kiểm soát dịch bệnh". Tuy nhiên, tôi vẫn cảm nhận được triển vọng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 với dư địa tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, cảng biển, đường cao tốc, dịch vụ tài chính, hậu cần, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bền vững sinh thái, chuyển đổi số, thương mại điện tử, du lịch…

Tôi cho rằng, trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, Việt Nam nên mở cửa trở lại với thế giới sẽ là một biện pháp rất hiệu quả để thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP. Hồ Chí Minh:

Phân tán hoạt động, giảm thiểu rủi ro

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP. Hồ Chí Minh

Hầu như không công ty nào nghĩ đến việc rời bỏ Việt Nam chỉ vì vài tháng khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, mặc dù họ sẽ phải điều chỉnh và cải thiện hệ thống sản xuất cho phù hợp tình hình mới. Các công ty Nhật Bản có thể sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách đẩy mạnh đa dạng hóa và phân tán hoạt động.

Trong năm 2022, bên cạnh tiếp tục nâng cao hiệu quả chính sách, hoàn thiện môi trường đầu tư, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cần linh hoạt hơn nữa trong phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả tiêm vaccine cho người lao động, giãn thuế - giảm thuế nhằm tạo điều kiện để DN ổn định sản xuất trở lại, sớm giải quyết các khó khăn về logistics và chuỗi cung ứng, giảm thiểu tối đa những tác hại bất lợi từ dịch Covid-19. "Trong nguy có cơ", Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thích ứng, nhanh chóng hồi phục sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một điểm đến đầu tư an toàn và hiệu quả hậu Covid-19.

Ông Tim Evans - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBS Việt Nam:

GDP Việt Nam có thể tăng 6,8%

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Tim Evans - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBS Việt Nam

Kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư FDI mạnh mẽ trở lại, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh các FTA Việt Nam ký trong vòng 2 năm qua bắt đầu mang lại "trái ngọt". Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, cụ thể là tầng lớp giàu ngày một gia tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng của Việt Nam, mang lại thay đổi tích cực trong lĩnh vực tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng cũng sẽ tiếp tục "tiếp thêm nhiên liệu" cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tái tạo/năng lượng xanh sau khi Chính phủ Việt Nam đề ra những tham vọng lớn sau Hội nghị COP26, cụ thể mục tiêu hướng đến của Việt Nam tới năm 2045, năng lượng tái tạo sẽ chiếm tới 75% tổng năng lượng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chúng ta cần theo dõi sát một số vấn đề như giá năng lượng đang tăng lên, kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong nước. Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá lạm phát có thể tăng lên 3,5% trong năm 2022 và vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của Chính phủ.

Bà Mary Tarnowka - Giám đốc điều hành Amcham Việt Nam:

Cần thu hẹp khoảng cách thuế

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Bà Mary Tarnowka - Giám đốc điều hành Amcham Việt Nam

Các thành viên của AmCham Việt Nam đang trở lại với công việc kinh doanh, đầu tư và họ rất lạc quan về tương lai phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của Việt Nam trong năm 2022. Khảo sát mới nhất của AmCham Việt Nam cho thấy, hầu hết DN thành viên đã trở lại hoạt động bình thường. Đối với những công ty chưa đạt công suất bình thường, 25% dự kiến sẽ đạt được 100% vào cuối năm, hơn 60% dự kiến sẽ trở lại bình thường vào quý I/2022 và hơn 90% vào quý II/2022. Gần 80% đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung - dài hạn của Việt Nam và đã lên kế hoạch hoặc đang cân nhắc đầu tư thêm.

Tuy nhiên, tuyến đi lại quốc tế là yếu tố chính hạn chế hoạt động hiện nay của DN, kéo theo đó là sự gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí. Các DN Hoa Kỳ kiến nghị Chính phủ hoặc địa phương bảo đảm tiếp cận vaccine để đưa người lao động trở lại, tinh giản các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài... Tạo thuận lợi hóa thương mại, chính sách thuế, thủ tục hành chính… cần được khắc phục cũng như thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa chính sách thuế Việt Nam và chính sách thuế Hoa Kỳ. Bởi, nếu chính sách thuế thuận lợi, thủ tục hành chính bớt rườm rà sẽ tạo điều kiện không chỉ cho DN Hoa Kỳ mà cả DN Việt Nam thuận lợi hơn trong giao thương với các DN Hoa Kỳ.

Ông Tharabodee Serng Adichaiwit - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan tại Việt Nam:

Doanh nghiệp Thái Lan có kế hoạch mở rộng kinh doanh

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Tharabodee Serng Adichaiwit - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan tại Việt Nam

Mặc dù trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát có tới 90% doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam bị ảnh hưởng sản xuất, song tới hiện tại, các đơn vị đã hoạt động trở lại gấp đôi công suất. Ước tính, lũy kế đến tháng 10/2021, chúng tôi đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 của Việt Nam với 636 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 13 tỷ USD.

Chúng tôi tin, nền tảng tốt trong quá trình chống dịch của Việt Nam sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI tăng trưởng tốt trong tương lai. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có khoảng 4.000 - 5.000 nhà đầu tư và hàng trăm nghìn du khách Thái Lan sẽ đến Việt Nam trong năm 2022. Từ đó, dự kiến, các nhà đầu tư Thái sẽ rót thêm vài tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới. Những lĩnh vực tiềm năng đã và đang được nhà đầu tư Thái Lan quan tâm, phải kể tới như sản xuất, bán lẻ, năng lượng... Các doanh nghiệp Thái Lan đang hoạt động tại Việt Nam cũng nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi khả quan trong năm 2022. Đồng thời, có kế hoạch mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường cũng như tận dụng những cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết

Ông Guru Mallikarjuna - Giám đốc điều hành của Bosh Việt Nam:

Nỗ lực hội nhập của Việt Nam rất đáng ghi nhận

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Guru Mallikarjuna - Giám đốc điều hành của Bosh Việt Nam

Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam trong việc hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua tham gia nhiều FTA trong những năm qua, đặc biệt là EVFTA. Có thể thấy, năm đầu tiên thực hiện EVFTA đã chứng kiến những nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc hợp lý hóa thủ tục hành chính, đầu tư vào quản trị công và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Những cải thiện này trong môi trường kinh doanh địa phương sẽ rất có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp châu Âu.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, chẳng hạn như việc sớm phê chuẩn và thực hiện Hiệp định Bảo hộ đầu tư của EU - Việt Nam (EVIPA). Đối với các công ty Đức như Bosch, thường chuyên về các ngành công nghệ cao, EVIPA sẽ giúp mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam trở nên an toàn và dễ dàng hơn. Với tham vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển hàng đầu của Tập đoàn Bosch toàn cầu, chúng tôi có lộ trình trong 5 năm tới tiếp tục kế hoạch mở rộng tại Việt Nam, bằng cách tăng gấp đôi công suất của Trung tâm Phần mềm cùng với việc thành lập một chi nhánh mới tại Hà Nội, mở rộng quy mô sản xuất tại Đồng Nai và thành lập văn phòng công ty tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar:

Thu hút đầu tư nước ngoài ấn tượng

Kinh tế Việt Nam năm 2022: Kỳ vọng lấy lại nhịp tăng trưởng
Ông Denis Brunetti - Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar

Từ năm 1993, Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao với 6,6%. Kể cả trong đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào năm 2020 - 2021, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương, trong đó năm 2020 là 2,2% - trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới duy trì mức tăng trưởng dương. Năm 2021, dự đoán GDP của Việt Nam sẽ đạt 4,8%. Đây là kết quả rất ấn tượng!

Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010 và trở thành 1 trong số 17 quốc gia hàng đầu trên thế giới về mức độ sử dụng mạng internet và là 10 quốc gia hàng đầu thế giới về số người dùng facebook. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam dưới 1%, lạm phát dưới 2%, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu liên tục được cải thiện. Hiện, Việt Nam đang đứng thứ 67 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, cùng với đó, chỉ số đổi mới sáng tạo cũng được cải thiện đáng kể, hiện Việt Nam xếp thứ 44 trên thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo. Thu hút đầu tư nước ngoài vô cùng ấn tượng, Việt Nam trở thành điểm đến cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới…

Đặc biệt, hiện, Chính phủ Việt Nam đang chuyển hướng phát triển sang nền kinh tế không dựa vào nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn mà tập trung vào khoa học - công nghệ. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu, nền kinh tế số chiếm 25% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030, điều đó sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai theo hướng bền vững.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Thẩm định đầy đủ hợp lệ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam đang trong quá trình thẩm định.
Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Skyline VMAC phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam

Ngày 27/3/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Skyline VMAC ký kết hợp tác với đối tác LeVending về phân phối độc quyền máy pha chế đồ uống tự động tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Sắp diễn ra Diễn đàn xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam – Australia

Diễn đàn Xuất khẩu Vật liệu xây dựng và Hợp tác trong lĩnh vực Xây dựng, Bất động sản Việt Nam-Australia 2024 được tổ chức vào ngày 15/05/2024.
Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Tin cùng chuyên mục

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định mời gọi đầu tư vào 5 trụ cột: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.
Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Mỹ công bố thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - ba trong số bốn nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ sẽ phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) từ 1,69% đến tối đa 196%.
Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Kết quả Hội nghị Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Asean- Hàn Quốc (AKFTA) vừa được ban tổ chức công bố với việc thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng.
Hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Hơn 500 doanh nghiệp Trung Quốc tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam

Hơn 500 doanh nghiệp tại 13 tỉnh của Trung Quốc đã tham gia triển lãm China Homelife Vietnam 2024, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Giá cà phê phá vỡ kỷ lục, nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị"

Giá cà phê phá vỡ kỷ lục, nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị"

Sức nóng của thị trường cà phê thế giới đang tiếp sức cho giá cà phê Tây Nguyên, song lại đang đẩy nhiều nhà buôn Việt Nam vào tình huống "việt vị”.
Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.
Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.
Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, khiến nhà sản xuất, kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn và mất thị phần.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ

Tháng 1/2024 Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Hoa Kỳ, tăng 150,7% về lượng và tăng 89,9% về trị giá so với tháng 1/2023.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 02 tháng đầu năm, chiếm hơn 38-39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.
2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 131 triệu USD, tăng 21%. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường đang tăng phi mã.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động