Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ

Trong tháng 4/2022, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt một số lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, thương mại dịch vụ, hoạt động xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng tốc và phục hồi nhanh so với những tháng trước và so với cùng kỳ năm 2021.
Chủ tịch nước mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp "Nói đi đôi với làm" Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh bền vững

Công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục đà phục hồi

Tại phiên họp thương kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5 năm 2022 diễn ra chiều ngày 26/4, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, với việc tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong điều hành kinh tế và phòng chống dịch hiệu quả, kinh tế thành phố (TP) tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân và doanh nghiệp (DN) yên tâm sản xuất kinh doanh.

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ

UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và triển khai nhiệm vụ tháng 5 năm 2022

TP. Hồ Chí Minh xác định năm 2022 tập trung phục hồi kinh tế, tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó đặt DN là trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Với những tín hiệu chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua, tình hình sản xuất tại các DN trên địa bàn TP tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực.

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết DN sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã hoạt động sản xuất trở lại sau thời gian gián đoạn do dịch bệnh Covid -19. Nhiều DN và nhà bán lẻ trên địa bàn TP đã có kế hoạch phối hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường.

Đặc biệt, các DN sản xuất đã đi vào ổn định sản xuất, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ… kích cầu tiêu dùng. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 2% so với tháng trước, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022 ước tăng 2,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,7%), trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 6% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đạt được nhiều khởi sắc. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DN TP 4 tháng đầu năm ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,8%). Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng 20,2% so với cùng kỳ; dệt, may tăng 88,2% so với cùng kỳ; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 47,7% so với cùng kỳ; rau quả tăng 103,4% so với cùng kỳ...

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của DN TP. Hồ Chí Minh 4 tháng đầu năm 2022 tăng 88,2% so với cùng kỳ 2021

Về lĩnh vực dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 95.612 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 6,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ giảm nhẹ 0,46% so với tháng trước phần lớn do tháng 3 tình hình giá cả nguyên nhiên vật liệu, xăng dầu, vàng bạc có nhiều biến động, tác động đến giá cũng như doanh thu của nhiều nhóm mặt hàng.

Nhìn chung, mặc dù còn khó khăn thách thức về quá trình phục hồi sản xuất sau dịch, nhiều DN của TP. Hồ Chí Minh đã tự tin, linh hoạt, nhanh nhạy tìm ra cách để duy trì sản xuất, nối lại chuỗi cung ứng thông suốt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn còn có xu hướng phức tạp. Đặc biệt, một số DN FDI đã bắt đầu tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để thay thế. Đây cũng là cơ hội tốt để các DN ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Doanh nghiệp - trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và những tháng tiếp theo năm 2022, theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, TP tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ hơn nữa Nghị quyết số 11 của Chính phủ năm 2022 về Chương trình triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022...

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ
Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu chỉ đạo phiên họp

Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý và khai thác nguồn thu, tăng cường kiểm soát chi, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Trong đó, Cục Hải quan TP, cần phát huy hiệu quả Tổ Công tác hỗ trợ DN xuất nhập khẩu. Từng bước hoàn thiện áp dụng chữ ký số vào việc phát hành văn bản điện tử. Tăng cường dịch vụ công trực tuyến 24/7; Ban quản lý (BQL) Khu chế xuất – Khu công nghiệp, BQL Khu Công nghệ cao tập trung rà soát quy trình, thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện DN đầu tư mở rộng theo quy định. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, tiếp nhận ý kiến của hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài nhằm chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện đưa hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng ổn định trở lại.

Song song đó, tổ chức tốt hội nghị sơ kết, tổng kết chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố, cũng như đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục dự án xây dựng đường Vành đai 3. Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tăng cường công tác điều trị, đặc biệt là các trường hợp nặng; tăng cường các hoạt động điều tra, giám sát trường hợp nghi ngờ, trường hợp tiếp xúc gần, trường hợp về từ vùng dịch…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây