Thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các tỉnh thành phía NamTP. Hồ Chí Minh: Cần cơ chế, chính sách đột phá để trở thành trung tâm tài chính quốc tế |
Nhiều khởi sắc
Thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục những đứt gãy sản xuất, chuỗi cung ứng giúp DN tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường phục hồi sản xuất kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh tăng đều ở hầu hết các ngành |
Tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2022 diễn ra chiều ngày 4/3, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, với việc tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong điều hành kinh tế và phòng chống dịch hiệu quả, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều nhiều điểm sáng tích cực trên các lĩnh vực trong 2 tháng đầu năm 2022.
Cụ thể, về lĩnh vực công nghiệp, mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm 2,4% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,1% so với cùng kỳ 2021.
Đáng chú ý, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tăng 9% so với cùng kỳ. Đây là những ngành luôn có vị trí vai trò dẫn dắt, kéo theo sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Trong đó, ngành hóa dược tăng 35,3%, ngành cơ khí tăng 6,2%, ngành lương thực, thực phẩm và đồ uống giảm 1,5%. Tuy nhiên, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 13,2%.
Về lĩnh vực thương mai dịch vụ: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 đạt hơn 89 nghìn tỷ đồng, cao hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so cùng kỳ. Số liệu 2 tháng đầu năm cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 178 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Song, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh đạt có nhiều khởi sắc. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp (DN) TP đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là một tín hiệu rất tích cực, chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cơ bản đã được phục hồi.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường logistics tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng được cộng đồng DN và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng và phát triển mạnh trong năm 2022, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại được kỳ vọng được phục hồi tốt và trăng trưởng trong thời gian tới, sẽ đóng góp quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu của TP.
Hoạt động xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2022 |
Qua số liệu thống kê 2 tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, kinh tế TP như một người sau bạo bệnh đang phục hồi khá nhanh, toàn diện. Đồng thời cho rằng, nếu như năm 2021 phần lớn TP. Hồ Chí Minh ứng phó, xoay sở thì bước sang năm 2022 đã kiến tạo, chủ động đi vào trọng tâm các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho DN phục hồi và phát triển trong thời gian tới, “ngoài chính sách của Trung ương, TP phải có quyết sách, có sự hỗ trợ, chia sẻ đối với các DN, bao gồm cả DN chưa hoạt động trở lại. Đồng thời, phải bám sát DN, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc” – Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh lưu ý.
Tập trung triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trong tháng 3
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - khẳng định, TP tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11 của Chính phủ và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong năm 2022. Đồng thời, TP xác định đây là một trong 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 3/2022.
Cùng với đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhất là ở khu vực trường học, người có nguy cơ cao; tập trung giải pháp thực hiện chủ đề năm 2022, trong đó tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đồng hành cùng DN.
Trong thời gian này, TP sẽ đưa vào hoạt động Cổng dịch vụ công của TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, theo dõi hàng tháng kết quả cải thiện các chỉ số PCI (chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PAPI (Hiệu quả quản trị và hành chính công) và PAR Index (chỉ số cải cách hành chính).
Về hỗ trợ DN, người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan tổ chức gặp gỡ, đối thoại với DN để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Qua đó, giúp DN thuận lợi tiếp cận chính sách tài khóa tiền tệ, các chính sách hỗ trợ của Trung ương, nhanh chóng phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ DN, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động…
Bên cạnh tập trung phục hồi kinh tế - xã hội, TP. Hồ Chí Minh cũng tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt các công trình trọng điểm. Trong đó, TP tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến Metro số 1, chuẩn bị điều kiện khởi công Metro 2. Đồng thời hoàn thành khép kín đường Vành đai 2, triển khai Vành đai 3, cũng như tiếp tục hoàn thiện đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế…