Kinh tế thị trường: Dấu ấn của sự nỗ lực cải cách sau gần 40 năm

Quy mô kinh tế Việt Nam đạt hơn 430 tỷ USD năm 2023, xuất khẩu tăng nhanh... Đây là kết quả nỗ lực cải cách của Việt Nam để phát triển nền kinh tế thị trường.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Gần 40 năm – chặng đường của đổi mới và hội nhập

Sau gần 40 năm tiến hành đổi mới, hiện nay Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 430 tỷ USD năm 2023 (năm 1986 là 4 tỷ USD).
Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 430 tỷ USD năm 2023 (thời điểm bắt đầu đổi mới là 4 tỷ USD).

Theo đó, Việt Nam tích cực chung tay xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các yếu tố nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường dần được hình thành và được nhiều nước thừa nhận. Đến nay đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản... Việt Nam cũng đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, trải rộng khắp các châu lục.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đa dạng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế nước ta. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%; giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%; GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Mặc dù các năm 2020, 2021, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng vẫn tăng trưởng lần lượt là 2,91% và 2,58%, là một trong số rất ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới. Năm 2022, tăng trưởng GDP là 8,02% và năm 2023 là 5,05%, trong so sánh với tăng trưởng trung bình toàn cầu tương ứng hai năm đó là 3,4% và 2,9%. (Báo cáo triển vọng thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2023).

Sau gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng từ khoảng 4 tỷ USD khi bắt đầu đổi mới, lên hơn 430 tỷ USD năm 2023. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh. Năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 2,4 tỷ USD, năm 2000 là 14,5 tỷ USD, năm 2010 là 72,2 tỷ USD, năm 2022 là 371,85 tỷ USD; năm 2023 là 354,7 tỷ USD; 7 tháng đầu năm 2024, ước đạt 226,98 tỷ USD.

Đáng chú ý, năm 2022, xuất khẩu đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lập kỷ lục mới, vượt mốc 730 tỷ USD (Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế).

Quy mô thị trường trong nước liên tục tăng. Tính chung trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại bán lẻ luôn cao từ 2 - 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ.

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Một số sản phẩm của Việt Nam bước đầu khẳng định thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện. Chỉ số về trình độ phát triển của thị trường Việt Nam tăng 12 bậc so với năm 2020, từ vị trí thứ 34 lên vị trí thứ 22. Các nhóm chỉ số về thương mại, đa dạng hóa và quy mô thị trường tăng từ vị trí thứ 49 lên vị trí thứ 15; chỉ số đa dạng hóa các ngành trong nước xếp thứ hạng 9/134 nước.

Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Tỷ giá đồng tiền, giá ngoại tệ, giá vàng cơ bản giữ được ổn định.

Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 40 - 43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước

Quan hệ kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển nhanh, thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp cho nền kinh tế từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh.

Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/6/2024, cả nước có 40.544 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 484,77 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 308 tỷ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (khu vực FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, đóng góp khoảng 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm hơn 40% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và khoảng 30% tổng thu cho ngân sách quốc gia.

Sự hình thành và phát triển hệ thống thị trường đã từng bước tạo ra nền tảng quan trọng cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường.

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB), trong năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt gần 430 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.347 USD/người. Đây là con số rất cao so với mức khoảng 100 USD/đầu người khi Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế (năm 1988) và khoảng hơn 1.000 USD khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam rất nhanh, vượt tốc độ ở nhiều nước khu vực, trong đó có Thái Lan, Philippines…

Theo phân loại mới, tính từ 1/7/2023-1/7/2024, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 4 nhóm: Các quốc gia có thu nhập bình quân dưới 1.135 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp; các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 1.136 - 4.465 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp; các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 4.466 - 13.845 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao. Các quốc gia có thu nhập bình quân trên 13.845 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Tính tới năm 2023, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.347 USD/người, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Còn theo phân loại tính từ 1/7/2024 trở đi, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao có thu nhập bình quân đầu người từ 4.516 - 14.005 USD/người.

Với tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2024 giả sử đạt mức 6,5% và dân số tăng thêm không nhiều, mỗi người dân Việt Nam sẽ có thêm hơn 280 USD, đủ để lọt nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao với tiêu chí có 4.516 - 14.005 USD/người theo phân loại tính từ 1/7/2024.

Có thể thấy, hiện nay, Việt Nam vẫn là nước thu nhập trung bình thấp. Song cơ hội để Việt Nam bước vào nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao đang đến rất gần.

WB đánh giá, những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Nhờ có nền tảng vững chắc, WB đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế dự kiến ​​sẽ đạt 5,5% vào năm 2024, tăng từ mức 5% vào năm 2023, nhờ nhu cầu toàn cầu tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Tăng trưởng GDP dự kiến ​​sẽ phục hồi trong ba năm tới, đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026.

Công nhận quy chế thị trường - Kỳ vọng tiềm năng tươi đẹp của tương lai hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiện nay, Việt Nam cũng đang chờ đợi Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp - Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường đại học Kinh tế quốc dân – cho rằng, xét theo tất cả các tiêu chí mà phía Hoa Kỳ đưa ra để xác định một nền kinh tế thị trường thì có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vận hành theo kinh tế thị trường và việc công nhận quy chế này đáng lẽ cần được Hoa Kỳ tiến hành sớm hơn theo đề xuất của Việt Nam trước đây.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - cho hay, việc Hoa Kỳ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.

“Việc Hoa Kỳ quyết định chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nỗ lực của gần 40 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng cho hay.

Phân tích kỹ hơn về các tiêu chí của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã đạt được, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng cho biết, theo Đạo luật thuế quan Hoa kỳ năm 1930 và các lần sửa đổi, trạng thái kinh tế phi thị trường chủ yếu áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa với 6 tiêu chí: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; mức độ thương lượng tiền lương giữa người chủ và lao động; mức độ tự do đối với đầu tư của doanh nghiệp FDI; mức độ sở hữu hoặc phương pháp sản xuất của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước; mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với mạng lưới phân phối, giá cả và sản lượng; các yếu tố thích hợp khác do cơ quan quyền lực Hoa Kỳ cân nhắc xem xét.

Nếu xem xét theo các tiêu chí này, tính từ thời điểm Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.

Đồng tiền Việt Nam (VND) được duy trì tỷ giá phù hợp với tỷ giá thị trường. Đồng thời, VND có thể chuyển đổi sang đồng tiền của các nước, nhất là các đồng tiền tự do chuyển đổi toàn cầu như USD và Euro.

Trước đó, theo khảo sát của nhà chức trách tiền tệ Hoa Kỳ, Việt Nam không có hành vi thao túng tiền tệ. Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ. Điều này là sự minh chứng khách quan về bản chất đồng VND phù hợp với giao dịch thị trường.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã quyết liệt xử lý các tiêu cực trên thị trường trái phiếu, làm tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu, loai bỏ tình trạng thao túng thị trường và đã có các quy định phòng, chống rửa tiền.

Về tiền lương lao động, Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng để bảo vệ người lao động cũng như các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hơn nữa, việc cải cách tiền lương và mức lương mới được nâng lên từ ngày 1/7/2024 góp phần điều chỉnh thị trường lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế từ nước thu nhập trung bình thấp (năm 2010) đến nước có thu nhập trung bình cao (năm 2030).

Vai trò tổ chức công đoàn trong thương lượng được phát huy theo các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định EVFTA, CPTPP từ đó làm tăng tính minh bạch và hoàn thiện thị trường lao động.

Về đất đai, Việt Nam đã sửa Luật Đất đai theo cơ chế thị trường, bảo đảm giá đất sát thị trường và bản chất thị trường của sở hữu toàn dân về đất đai được minh bạch hóa.

Ngay cả các doanh nghiệp nhà nước cũng đang vận hành theo nguyên tắc thị trường, tiếp cận bình đẳng nguồn lực với doanh nghiệp tư nhân và tư nhân được hợp tác chiến lược với Nhà nước trong mô hình hợp tác công tư.

Kinh tế tư nhân Việt Nam được khuyến khích phát triển. Sự vận hành của doanh nghiệp nhà nước được minh bạch hóa, tham nhũng được đấu tranh quyết liệt làm tăng tính minh bạch và công bằng của thị trường.

Về mạng lưới phân phối, giá cả và sản lượng hàng hóa đều hầu như do thị trường điều tiết cả về xăng dầu và thuốc chữa bệnh.

Việt Nam bảo đảm sự tự do cao nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2020, Việt Nam trở thành một trong 20 quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới và dòng vốn FDI vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Việt Nam còn cam kết thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, càng khẳng định sự minh bạch và tự do ngày càng cao của môi trường đầu tư với sự hỗ trợ cao nhất có thể.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, nếu Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, đây sẽ là một bước tiến mới làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia. Điều này sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khác xa so với khi bị coi là nền kinh tế phi thị trường, gây ra nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư. Đồng thời, mở ra tiềm năng tươi đẹp của tương lai hợp tác giữa hai nước, từ đó mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 54,3 tỷ USD, tăng 22,1%; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 2,8%; xuất siêu ước đạt 47,2 tỷ USD. Với tốc độ gia tăng như vậy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ có thể sớm vượt 100 tỷ USD trong năm nay.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động