Kinh tế số: Kỳ vọng đạt 45 tỷ USD vào năm 2025

Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20%/năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và đang trên đà đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025.
Vị thế của Việt Nam với thế giới được quyết định bởi doanh nghiệp số, kinh tế số Kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

Theo báo cáo của Google, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20%/năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và đang trên đà đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, nhanh nhất Đông Nam Á. Các chuyên gia nhận định, với dân số trẻ, khả năng chuyển đổi số người tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ, sức tiêu dùng số ngày càng tăng là cơ sở để Việt Nam đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng số 1 thế giới

Theo Bộ Công Thương,thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Thương mại điện tử tiếp tục giữ vững vị trí top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số, với quy mô năm 2023 dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.

Kinh tế số: Kỳ vọng đạt 45 tỷ USD vào năm 2025
Ảnh: Nam Hải

Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử nước ta cũng đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: Dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, chuyển phát... Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Đánh giá về sự tăng trưởng của thương mại điện tử, ông Nguyễn Bình Minh - đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - cho rằng, tăng trưởng của thương mại điện tử trong những năm qua cho thấy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Theo Ths. Nguyễn Bình Minh, với cơ cấu dân số trẻ, khả năng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sức tiêu dùng số ngày càng tăng. Nền tảng hạ tầng cũng được nâng cấp liên tục tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp tham gia thị trường. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý của Việt Nam cũng đã có nhiều sự điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển thuận lợi và đúng định hướng. "Với nhiều động lực trong quan hệ kinh tế quốc tế, vị thế của Việt Nam trên thị trường hiện nay cũng ngày càng lên cao, nền kinh tế số chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm tới. Theo đó, dự báo về sự tăng trưởng của nền kinh tế số đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025 hoàn toàn khả thi" - ông Nguyễn Bình Minh nhận định.

5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững

Bên cạnh những kết quả tích cực, cùng với sự phát triển quá nhanh đã và đang khiến thương mại điện tử đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...

Nhằm từng bước giải quyết các khó khăn, thách thức trong thương mại điện tử, đáp ứng sự tăng trưởng như kỳ vọng, chia sẻ về giải pháp, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần phải đảm bảo 5 yếu tố:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên để có sự phát triển bền vững của thương mại điện tử là phải duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, ổn định. Thời gian qua, thương mại điện tử tăng trưởng rất mạnh. Trải qua nhiều "làn sóng" phát triển, thương mại điện tử Việt Nam đến nay đã giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trong 15 năm qua với trung bình 20%/năm, trừ giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19.

Kinh tế số: Kỳ vọng đạt 45 tỷ USD vào năm 2025

Các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm... Ảnh minh họa

Bên cạnh hành lang pháp lý, các chính sách phát triển cũng cần được xây dựng và triển khai. Các bên liên quan như doanh nghiệp lớn trong ngành, doanh nghiệp hạ tầng cần chung tay với cơ quan quản lý nhà nước, gương mẫu, đi đầu, hỗ trợ doanh nghiệp; sử dụng lợi thế của thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, để đảm bảo sự phát triển thương mại điện tử bền vững, cần sự cân bằng và hài hòa lợi ích các bên liên quan, từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng... Đồng thời, thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển thương mại điện tử, giữa các vùng miền. Đảm bảo liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử.

Điều này có nghĩa, việc đầu tư, phát triển các hạ tầng hỗ trợ như logistics, hạ tầng công nghệ, cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, cần chú trọng phát huy tính liên kết vùng, lợi thế vùng nguyên liệu, nguồn lao động tại khu vực chứ không chỉ mạnh địa phương nào địa phương đó phát triển. Phát triển chuỗi liên kết và cung ứng trong vùng sẽ tạo ra được sức mạnh tổng thể cho sản phẩm địa phương có đủ sức cạnh tranh khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

Thứ ba, phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, thương mại điện tử sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí.

Cùng với người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường. Bằng hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng có thể hình thành quy trình kiểm soát, đánh giá việc thực hiện các quy trình xanh, nâng cao nhận thực của toàn hệ thống về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, phát triển thương mại điện tử bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin. Trong 10 năm qua, mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển rất nhanh về lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng vẫn coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “chất lượng kém so với quảng cáo”, “không tin tưởng đơn vị bán hàng”, “khó kiểm định chất lượng hàng hóa”.

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, để thay đổi được thực trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh canh trên môi trường thương mại điện tử; hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm; xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.

Thứ năm, nguồn nhân lực. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh tuy nhiên quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của thương mại điện tử. Ước tính, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Điều này cũng khiến nhu cầu về nhân lực thương mại điện tử còn rất lớn, nếu không đảm bảo, rất khó phát triển bền vững.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận định, hiện nay là thời điểm chín muồi để cùng tiến hành chuyển đổi toàn diện cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.

Tin cùng chuyên mục

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP. Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Cá khoai rim Đầm Sen

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

Cá khoai rim Đầm Sen, đặc sản Bình Thuận, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động