Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan (Trung Quốc) đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Quảng Ninh: Bài học phát triển năng lượng tái tạo bền vững Tác động của năng lượng tái tạo đến kinh tế Việt Nam Phú Yên đề xuất giải pháp phát triển năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu và nhu cầu giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, Việt Nam đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Tại diễn đàn "Phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" diễn ra gần đây tại Hà Nội, PGS. TS Phạm Thị Thanh Bình, đến từ Đại học Mở Hà Nội, đã làm nổi bật kinh nghiệm quý báu từ Đài Loan (Trung Quốc) và tiềm năng áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam, khẳng định đây là bước tiến quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xanh.

Chính sách năng lượng của Đài Loan (Trung Quốc)

PGS. TS Phạm Thị Thanh Bình cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) đang nỗ lực tách khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng có hạn, giảm lượng khí thải carbon và đối phó với biến đổi khí hậu thông qua việc thúc đẩy năng lượng tái tạo. Mục tiêu này không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo ở Đài Loan (Trung Quốc)
Phát triển điện mặt trời mái nhà. Ảnh minh họa

Năm 2009, Đài Loan (Trung Quốc) ban hành Đạo luật Phát triển Năng lượng tái tạo (REDA), tạo khung pháp lý để nhiều doanh nghiệp như Sun Rise E&T Corporation, Swancor Renewable Energy và Sysgration Ltd. tham gia đầu tư. Đến năm 2017, Đạo luật Kinh doanh điện (Taiwan Electricity Act) tiếp tục được sửa đổi nhằm tự do hóa thị trường điện, thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo.

Một trong những ưu tiên của Đài Loan (Trung Quốc) là khai thác năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Năm 2021, công suất đặt điện mặt trời đạt 7,7 GW, đưa tổng công suất vượt 10 GW vào năm 2023. Điều này giúp Đài Loan (Trung Quốc) trở thành quốc gia đứng đầu châu Á về năng lượng mặt trời, đồng thời là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Các doanh nghiệp như Speedtech Energy Co., Ltd. đã phát triển nhiều sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời như đèn đường, máy bơm và hệ thống pin lưu trữ, giúp cung cấp điện ổn định cho những khu vực xa xôi.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng tập trung phát triển các dự án năng lượng gió ngoài khơi, với mục tiêu đạt công suất 5,7 GW vào năm 2025. Hiện tại, 347 hệ thống điện gió đã được lắp đặt, mang lại 684,4 MW điện trên toàn quốc. Việc phát triển năng lượng gió có sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế đến từ New Zealand, Đan Mạch, Nhật Bản và Hàn Quốc, giúp đa dạng hóa nguồn cung và thúc đẩy công nghệ mới.

Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) còn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xây dựng công cộng sử dụng năng lượng tái tạo. Điển hình là các đô thị quang điện và trần năng lượng mặt trời với công suất 1 MW, giúp giảm tải cho lưới điện quốc gia. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Đài Loan (Trung Quốc) đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và trợ giá điện. Cơ chế giá FIT được điều chỉnh để khuyến khích đầu tư nhưng vẫn đảm bảo không gây lạm phát giá điện.

Bên cạnh năng lượng tái tạo, Đài Loan (Trung Quốc) đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới như địa nhiệt, năng lượng biển, hydrogen và năng lượng sinh khối. Công ty Chung-Hsin Electric and Machinery Manufacturing Corp. đã sản xuất và xuất khẩu hơn 4.000 bộ pin nhiên liệu, chủ yếu phát điện từ khí thiên nhiên LNG và hydro, sang các thị trường như Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản.

Mặc dù có nhiều thành công, nhưng Đài Loan (Trung Quốc) cũng đối mặt với thách thức về diện tích đất hạn chế cho các dự án năng lượng mặt trời. Việc lắp đặt pin mặt trời trên mái nhà gặp nhiều khó khăn vì không gian thường được sử dụng cho mục đích khác như bãi đỗ trực thăng hay bể chứa nước. Tuy nhiên, họ vẫn quyết tâm đưa năng lượng xanh vào cuộc sống thường ngày, với các dự án quy mô lớn như nhà máy năng lượng mặt trời ở Cao Hùng, vận hành từ năm 2011, cung cấp 5,92 MW điện mỗi năm và giảm 3.623 tấn khí thải carbon.

Dự kiến, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển công nghệ và tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một nền kinh tế bền vững trong tương lai.

Chính sách năng lượng tái tạo hiệu qủa

Đài Loan (Trung Quốc) đang đẩy mạnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nhằm hướng tới nền kinh tế các bon thấp, với trọng tâm là điện mặt trời và điện gió. Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) đã triển khai loạt chính sách kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo để giảm bớt thời gian hoàn vốn và nâng cao hiệu quả truyền tải điện. Các cơ quan chính phủ, trường đại học và nhiều tổ chức đã đạt được kết quả tích cực nhờ vào các mô hình thí điểm được hỗ trợ tài chính từ chính phủ như sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Điện vào năm 2017 nhằm tự do hóa thị trường điện và khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo; sửa đổi Đạo luật Phát triển Năng lượng tái tạo năm 2019 để đơn giản hóa thủ tục đăng ký cho các cơ sở tái tạo có công suất dưới 2MW, đồng thời áp dụng chính sách mua điện từ nguồn tái tạo bắt buộc đối với người sử dụng điện.

Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cũng đưa ra nhiều ưu đãi về thuế và tín dụng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo. Theo Quy chế thúc đẩy nâng cấp các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp được giảm thuế, hưởng lãi suất vay thấp và khấu hao nhanh khi đầu tư vào lĩnh vực này. Những chính sách này giúp giảm thiểu chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi sản xuất, lắp ráp và kinh doanh thiết bị năng lượng tái tạo.

Đài Loan (Trung Quốc) áp dụng cơ chế Feed-in Tariff (FIT) để xác định mức giá cố định cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm thiểu rủi ro biến động giá điện cho nhà đầu tư. Mức giá FIT được đánh giá định kỳ và không được thấp hơn chi phí trung bình của nhiên liệu hóa thạch để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Cơ chế FIT sau đó được chuyển dần sang hình thức đấu thầu nhằm giảm chi phí và tăng tính minh bạch, hiệu quả trong phát triển năng lượng tái tạo.

Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) còn thúc đẩy việc hình thành các dự án năng lượng tái tạo công cộng với sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, như thành lập “thành phố quang điện” hay lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các tòa nhà công cộng. Quỹ Phát triển Năng lượng bền vững được thành lập để hỗ trợ tài chính cho các mô hình thí điểm, hướng tới xây dựng đô thị xanh, nhà xanh và nông thôn xanh trên khắp Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài các chính sách kinh tế, Đài Loan (Trung Quốc) tập trung đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ năng lượng tái tạo, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm và hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong nước hợp tác với quốc tế. Chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện và dầu khí trích 0,5% tổng thu nhập cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất năng lượng tái tạo.

Cùng với đó, Đài Loan (Trung Quốc) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của năng lượng tái tạo. Các chương trình nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường mà năng lượng tái tạo mang lại, từ đó khuyến khích sự tham gia rộng rãi trong việc sử dụng các nguồn năng lượng bền vững. Những nỗ lực này đã góp phần đưa Đài Loan (Trung Quốc) trở thành một trong những điểm sáng về phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực.

Việt Nam sẽ học hỏi được gì?

Từ câu chuyện thành công của Đài Loan (Trung Quốc), PGS. TS Phạm Thị Thanh Bình cho rằng, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học quý giá để phát triển năng lượng tái tạo dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu nhiệt đới gió mùa và đường bờ biển dài.

Trong giai đoạn 2013-2019, công suất điện mặt trời đã tăng vọt hơn 51 lần, giúp Việt Nam vượt Thái Lan để trở thành quốc gia đứng đầu ASEAN về điện mặt trời và điện gió. Đến năm 2023, Việt Nam đã có 88 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 6.000 MW. Cùng với đó, năng lượng gió cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ, với 106 nhà máy điện gió đi vào hoạt động từ năm 2021 và mục tiêu đạt công suất 12.000 MW vào năm 2030.

Thành công này phần lớn nhờ vào các chính sách khuyến khích như cơ chế giá FIT, giảm giá công nghệ điện mặt trời tới 80% trong vòng 10 năm và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để phát triển bền vững hơn, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế, đặc biệt trong việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng và phát triển thị trường năng lượng tái tạo theo hướng bền vững.

Theo đó, cần sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động đầu tư và phát triển năng lượng sạch. Bên cạnh đó, việc thành lập Quỹ phát triển năng lượng bền vững cũng sẽ giúp huy động nguồn lực từ ngân sách, phí môi trường, tài trợ quốc tế và vốn tư nhân để thúc đẩy các dự án xanh hóa sản xuất và xây dựng các mô hình nhà xanh, đô thị xanh.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này. Việt Nam cần đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia về năng lượng tái tạo, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm để thu hút và kết nối các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước. Công nghệ thu gom, xử lý và tái chế tấm pin mặt trời, tua-bin gió cũng là lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển.

Cuối cùng, để thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo, Việt Nam cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia sâu rộng hơn thông qua các hình thức hợp tác công tư (PPP) và mô hình xây dựng-cho thuê-chuyển giao (BLT). Mô hình này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn năng lượng sạch với chi phí thấp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng vốn đầu tư, phù hợp với các doanh nghiệp đang muốn mở rộng quy mô và tăng tính bền vững trong sản xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt 62 triệu tấn dầu quy đổi (MTOE) năng lượng tái tạo, chiếm 32,3% tổng năng lượng sơ cấp và tăng lên 138 MTOE (44%) vào năm 2050. Trong lĩnh vực điện, năng lượng tái tạo dự kiến đóng góp 32% sản lượng (186 tỷ kWh) vào năm 2030 và 43% (452 tỷ kWh) vào năm 2050. Các nguồn cụ thể như thủy điện tích năng, điện gió, điện mặt trời và sinh khối cũng được định hướng tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý, điện mặt trời được kỳ vọng tăng từ 6% (35,4 tỷ kWh) năm 2030 lên 20% (210 tỷ kWh) năm 2050.
Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Đài Loan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) tổ chức diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong bối cảnh ngày càng phức tạp.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Từ nền tảng nhận thức cộng đồng, Vĩnh Phúc đang thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh, bền vững.
Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

NSMO đã họp với cơ quan khí tượng, thủy văn để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện hiệu quả, ứng phó nắng nóng và thiếu nước trong mùa khô 2025.
EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động kế hoạch phát triển điện hạt nhân là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ngày 11/4, Chính phủ Ai Cập đã chính thức điều chỉnh tăng giá các loại nhiên liệu thêm tới gần 15%.
Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Năng lượng hạt nhân đang trở lại mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng này đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nước khan hiếm.
Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 tháng do nhu cầu yếu, lượng tồn kho cao.
Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu phải hoàn thành, đưa vào vận hành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vào tháng 9/2025.
Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Điện khí đang dần giữ vai trò trụ cột an ninh năng lượng, sự phối hợp vận hành giữa NSMO và PV GAS tại các dự án điện khí LNG đang phát huy hiệu quả rõ nét.
Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhằm ứng phó nhu cầu phụ tải tăng cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Cục Điện lực đã phối hợp với Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam để thành lập Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng (Tổ chuyên trách BESS).
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 988/QĐ-BCT ngày 10/4 về phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
Mobile VerionPhiên bản di động