Quảng Ninh: Bài học phát triển năng lượng tái tạo bền vững

Với đường bờ biển dài và hệ thống hạ tầng truyền tải điện hiện đại, Quảng Ninh nổi lên như một địa phương giàu tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Quảng Ninh dự trữ 1.300 tỷ đồng hàng hóa bình ổn thị trường Tết Quảng Ninh: 3 người bị lừa 2,8 tỷ đồng dịp cận Tết Chùm ảnh: Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kiểm tra tình hình cung ứng xăng dầu tại Quảng Ninh

Với đường bờ biển dài 250km và hệ thống hạ tầng đấu nối, truyền tải điện hiện đại, Quảng Ninh đang nổi lên như một địa phương giàu tiềm năng phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió. Viện Năng lượng đã khảo sát và đánh giá nguồn tài nguyên điện gió tại Quảng Ninh có thể đạt khoảng 13.000MW dọc bờ biển và 2.300MW trên đất liền, tập trung chủ yếu ở huyện Cô Tô và TP Móng Cái.

Chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển năng lượng sạch

Tham luận tại Diễn đàn Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, hệ thống hạ tầng truyền tải điện đa dạng, kết hợp với giao thông kết nối đường bộ, đường thủy và hàng không, tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt, vịnh Bái Tử Long với các dãy núi tự nhiên đóng vai trò như những đê chắn sóng, bảo vệ các kho khí và hạ tầng điện khí, giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng đầu tư. Các lợi thế này không chỉ giảm chi phí mà còn nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần tăng sức cạnh tranh quốc gia.

Ngọn hải đăng Cô Tô không chỉ là “con mắt đêm” dẫn đường cho các tàu thuyền qua lại tại vùng biển đông bắc Việt Nam, mà còn là một biểu tượng du lịch nổi bật của tỉnh Quảng Ninh. Ngắm toàn cảnh non nước hữu tình ở độ cao 102m trên hải đăng Cô Tô sẽ đem đế
Với đường bờ biển dài 250km và hệ thống hạ tầng đấu nối, truyền tải điện hiện đại, Quảng Ninh đang nổi lên như một địa phương giàu tiềm năng phát triển năng lượng sạch. - Ảnh: C.T

Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống cảng biển nước sâu, đường ống dẫn khí và kho khí được thiết kế tránh tác động của mưa bão cũng là điểm cộng quan trọng. Đây là nền tảng giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm phát triển điện khí với chi phí đầu tư hợp lý và tiềm năng sinh lời cao.

Trong chiến lược phát triển, Quảng Ninh đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, ưu tiên bảo vệ môi trường biển, bảo tồn hệ sinh thái và khai thác cảnh quan tự nhiên một cách bền vững. Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường mà còn là cơ hội để Quảng Ninh xây dựng nền kinh tế biển hiện đại, bền vững, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã có bước chuyển mình ấn tượng khi chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu, khí tự nhiên sang khai thác và sử dụng năng lượng sạch, an toàn như gió, mặt trời, nước và nhiên liệu sinh học. Đây là minh chứng rõ nét cho sự cam kết của tỉnh trong việc hướng tới phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại miền Bắc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, một trong những dự án tiêu biểu thể hiện tầm nhìn chiến lược của Quảng Ninh là Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh tại văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020. Với công suất 1.500 MW (giai đoạn 1), đây là nhà máy sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên tại miền Bắc.

Dự án, tọa lạc trên diện tích khoảng 60 ha tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả, có tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD). Sau khi hoàn thành, nhà máy dự kiến cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm cho lưới điện quốc gia và đóng góp khoảng 57.700 tỷ đồng vào ngân sách địa phương trong vòng 25 năm. Đặc biệt, dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực điện khí LNG, khẳng định vị thế của Quảng Ninh trong bản đồ phát triển năng lượng quốc gia.

Để thúc đẩy tiến độ dự án, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, từ việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đến hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, trình thẩm định tại Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo. Ngày 11/7 vừa qua, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác chuyên trách nhằm đẩy nhanh các thủ tục pháp lý, đảm bảo dự án vận hành giai đoạn 2028–2029 theo Quy hoạch điện VIII.

Khai thác tiềm năng điện gió

Ngoài LNG, Quảng Ninh còn chú trọng phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ gió. Theo văn bản số 1200/UBND-CN ngày 1/3/2022, tỉnh đã đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện VIII kế hoạch phát triển 5.000 MW điện gió từ 2021 đến 2040, bao gồm 3.000 MW ngoài khơi và 2.000 MW trên bờ. Trong giai đoạn 2021–2030, tỉnh ưu tiên triển khai 2.500 MW, trong đó 500 MW là điện gió ngoài khơi.

Đề xuất này được xây dựng dựa trên lợi thế tự nhiên nổi trội của tỉnh về nguồn năng lượng gió. Hiện nay, Quảng Ninh đang thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn. Điển hình, Tập đoàn BP (Anh Quốc) và Công ty CP Tập đoàn Sovico (Việt Nam) đã đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi với công suất ước tính 3 GW, cung cấp 8–10 TWh năng lượng/năm. Dự án được lên kế hoạch phát triển qua ba giai đoạn, bắt đầu từ năm 2027 với công suất 500 MW.

Ngoài ra, Phó Đại sứ Đan Mạch cũng đã giới thiệu Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) đến khảo sát và nghiên cứu đầu tư tại Quảng Ninh. CIP là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Tầm nhìn chiến lược: Trung tâm năng lượng sạch của miền Bắc

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/02/2023, Quảng Ninh sẽ phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường; tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp xanh, Trong đó, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch;

Tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia, chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Không mở rộng các nhà máy nhiệt điện than; đầu tư nâng cao hiệu suất các nhà máy hiện tại, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kêu gọi đầu tư phát triển điện khí LNG, phát triển nguồn điện gió trên bờ, gần bờ, ngoài khơi và các dự án điện tận dụng khí, nhiệt thải để phát điện nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 30 ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 80 ngày 11/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định 500 ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với sự đồng bộ giữa các chính sách và quy hoạch quốc gia, Quảng Ninh không chỉ giữ vững vị thế trung tâm năng lượng miền Bắc mà còn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện không phải trào lưu nhất thời, mà là trách nhiệm lâu dài với đất nước, môi trường và thế hệ tương lai. Trách nhiệm ấy thuộc về tất cả chúng ta.
Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 768/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có nêu rõ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam đến 2030 và 2050.
Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Ngành điện lực châu Âu đã thải ra lượng khí CO₂ nhiều hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 so với bất kỳ quý nào kể từ đầu năm 2023.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.

Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện lực Việt Nam với nhiều điểm nhấn.
PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) tổ chức diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong bối cảnh ngày càng phức tạp.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Từ nền tảng nhận thức cộng đồng, Vĩnh Phúc đang thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh, bền vững.
Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

NSMO đã họp với cơ quan khí tượng, thủy văn để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện hiệu quả, ứng phó nắng nóng và thiếu nước trong mùa khô 2025.
EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động kế hoạch phát triển điện hạt nhân là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ngày 11/4, Chính phủ Ai Cập đã chính thức điều chỉnh tăng giá các loại nhiên liệu thêm tới gần 15%.
Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Năng lượng hạt nhân đang trở lại mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng này đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nước khan hiếm.
Mobile VerionPhiên bản di động