Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn vươn tới mốc 1.000 tỷ USD

Lần đầu tiên năm 2020 kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam vượt qua con số ấn tượng 500 tỷ USD. Nhưng trong câu chuyện với phóng viên báo Công Thương, chuyên gia kinh tế PGS - TS. Nguyễn Thường Lạng đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho rằng, sẽ còn có những con số ấn tượng hơn nữa.

Thưa chuyên gia, từ những tính toán của chuyên gia có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 5 năm tới có thể lên đến con số 1.000 tỷ USD so với trên 500 tỷ như hiện nay. Đâu là những kịch bản cụ thể?

Ở kịch bản thấp với xuất phát điểm tổng kim ngạch này năm 2020 là 543,9 tỷ USD thì với mức tăng trưởng GDP cho 5 năm tới là 6% trong khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu là 12% thì tổng kim ngạch năm 2025 sẽ là 958, 537 tỷ USD.

Còn với kịch bản cao cũng với xuất phát điểm như trên thì với tốc độ tăng GDP 5 năm tới là 6,5%/năm còn tăng trưởng kim ngạch xuất – nhập khẩu là 16,25% thì tổng kim ngạch năm 2025 sẽ là 1.154,74 tỷ USD.

Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn vươn tới mốc 1.000 tỷ USD
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thường Lạng

Xin ông phân tích rõ những cơ sở để đưa ra những kịch bản về kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2025?

Nhìn kỹ trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là 17,7% và thường cao hơn GDP từ 2 đến 2,6 lần. Với cách phân tích xuất - nhập khẩu của Việt Nam dựa trên lợi thế so sánh, cũng như Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định để mở ra thị trường, thứ ba nữa là dựa trên nhận định là nền kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa đến mức tiềm năng, cho nên có rất nhiều nguồn lực Việt Nam có thể chuyển ra thị trường thế giới thông qua con đường xuất – nhập khẩu và tiếp nhận nguồn lực từ bên ngoài vào nhiều.

Với những góc nhìn thực tiễn đó, có thể thấy rằng hoàn toàn có cơ sở để đạt được tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu vào năm 2025 khoảng 1.000 tỷ USD. Đây có thể là con số kỷ lục. Ví dụ chúng ta có thể sử dụng rất nhiều về nguồn lực về nguyên vật liệu, nguồn lực về lao động, nguồn lực nhập khẩu từ nước ngoài về rồi sau đó tổ chức các chuỗi cung ứng, kết hợp cả đầu tư và công nghệ. Chưa nói đến việc sử dụng kinh tế số, thương mại số. Con số 1.000 tỷ USD nêu ở đây là hoàn toàn trong tầm tay, hoàn toàn mang tính lạc quan.

Cũng còn bởi từ năm 2021 trở đi, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng cất cánh. Điều chúng ta mong ước 30 năm trước thì giờ đây đã thành hiện thực.

Việc tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTAs) cũng là giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu. Theo ông, để có tận dụng hiệu quả các FTAs này, chúng ta cần làm gì?

Để tận dụng các FTAs truyền thống cũng như thế hệ mới, Việt Nam có nhiều việc cần phải làm. Việc thứ nhất là cần nghiên cứu rất kỹ các hiệp định để xem có thể tận dụng được những gì, ví dụ những ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về các tiêu chuẩn kỹ thuật, rồi ưu đãi về thị trường, về chuỗi xuất khẩu, ưu đãi của đối tác.

Hai là Việt Nam cần đổi mới về đổi mới sáng tạo. Đây là cái cốt lõi và lâu dài. Ví dụ chúng ta phải tạo ra sản phẩm mới, chúng ta phải sử dụng thương mại số, hay đưa ra mô hình kinh doanh mới dựa trên cơ sở nền kinh doanh số. Phải đơn giản hóa các thủ tục thanh toán, giảm bớt các chi phí liên quan đến giao dịch, đồng thời chúng ta nên sở dụng các công cụ trực tuyến để giảm bớt các chi phí. Từ đó tăng được giá trị gia tăng đầu ra và mở ra được các đối tác mà không đòi hỏi quá nhiều chi phí như đi khảo sát thị trường.

Rõ ràng là cần phải có một tầm nhìn mới, cách đặt vấn đề mới dựa trên nền tảng mới của tiến bộ công nghệ, đó chính là giải pháp lâu dài với Chính phủ, các doanh nghiệp. Chính phủ đã có nhiều chương trình rất hay nhưng có thể nói chưa đạt đến cái độ cần thiết, “đỉnh cao”, mà mới ở mức tối thiểu. Cần phải đạt đến mức tối đa. Và ở đây, tiềm năng, dư địa còn rất lớn.

Tất nhiên con đường đến kim ngạch xuất – nhập khẩu ở mức 1.000 tỷ USD như ông nêu hoàn toàn không phải là con đường rải hoa hồng. Một trong những thách thức đang nổi lên là vấn đề phòng vệ thương mại khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đối diện với các vụ kiện cáo. Theo ông, vấn đề này cần được nhìn nhận như thế nào?

Tôi cho là khi tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh thì bao giờ cũng dẫn đến việc chiếm thị trường của các đối tác khác, kéo theo các nghi kị, rà soát, thậm chí là cả xoi mói từ các đối tác là “Việt Nam có bán phá giá” hay là “sử dụng trợ cấp”. Và đó là lý do họ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Điều này trong thời đại cạnh tranh bây giờ thì cũng là bình thường thôi.

Thế nên chúng ta phải có một chiến lược phòng ngừa, một chiến lược dự báo, cảnh báo để có thể đưa ra những tín hiệu “đèn xanh – đèn đỏ - đèn vàng” cho doanh nghiệp để điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Và cũng cần nói thêm rằng có những khuôn khổ mà chúng ta nên bàn sâu hơn, nới rộng khuôn khổ.

Ví dụ như trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã nói đến 3 tiêu chuẩn để cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ nhưng có thể nói ngay 3 tiêu chuẩn đó cũng rất lạc hậu, nhất là khi quan hệ hai nước phát triển rất mạnh mà vẫn còn giữ những tiêu chuẩn như vậy, nên chúng ta phải thảo luận những khuôn khổ mới cho những quan hệ mới trên cơ sở nền tảng của những quy mô đang mở rộng rất nhanh của quan hệ hai nước. Việt Nam cần chủ động làm trước, còn các đối tác có thể mở rộng chậm hơn.

Liên quan đến con số 1.000 tỷ USD mà ông nêu thì có ý kiến cho rằng có thể nhiều nghìn tỷ đi nữa nhưng phần của Việt Nam sẽ là bao nhiêu mới là quan trọng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Đây cũng là một cảnh báo có giá trị tham khảo rất cao vì lâu nay trong xuất khẩu, phần của Việt Nam gia công là chính, nhìn kỹ mà xem ngay trong năm 2020 kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam có đến 72,2% thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thế nên cần phải làm gì để phần của Việt Nam tăng lên? Rõ ràng đây thuộc về sứ mạng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải có trách nhiệm với đất nước. Ở chỗ nào? Chúng ta không thể để “miếng bánh ngon” như thế rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài mà chúng ta cần có chiến lược kết nối để chúng ta chuyển giao và tiếp nhận, phát huy được năng lực nội sinh.

Khi chúng ta đạt được con số kim ngạch xuất – nhập khẩu 1.000 tỷ USD cũng có nghĩa là chúng ta có tầm nhìn mới, thì chúng ta sẽ có cách làm mới và mô hình mới.

-Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động