Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt 200 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã vượt 200 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2022.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng trưởng 2 con số do đâu? Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN tăng 26,1%

Điểm sáng xuất khẩu

Là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng hóa chủ lực, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may sang Liên minh Châu Âu trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp định EVFTA đã có những tác động tích cực, tạo ra thị trường rộng mở, có tính toàn diện, đồng thời thúc đẩy ngành dệt may nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh tự động hoá, quản trị số… để đáp ứng quy tắc xuất xứ “hai công đoạn” hết sức chặt chẽ của Hiệp định.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt 200 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đạt kết quả tích cực trong 7 tháng đầu năm 2022

“Sau 2 năm EVFTA thức thi, Hiệp định đã tác động đến tầm nhìn trong chiến lược phát triển vào phần cung thiếu hụt của ngành dệt may Việt Nam. Hiệp định đòi hỏi từ vải tại thị trường Việt Nam, phải nói rằng là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mạnh vào phần công thiếu hụt” – ông Giang chia sẻ. Đồng thời cho biết, EVFTA cũng tác động đến một số dòng sản phẩm cao cấp với giá trị gia tăng tương đối cao hơn so với mục tiêu, hàng loạt những nhãn hàng lớn đã sản xuất các sản phẩm cho thị trường EU. Tác động thứ ba là tỷ trọng tăng trưởng, tuy chưa cao nhưng tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp khi dòng thuế được một số sản phẩm đã bắt đầu về 0. Cho nên, đấy là tác động rất tích cực và Hiệp định này sẽ là một mục tiêu cho dài hạn của ngành dệt may trong thời gian tới…

Cùng với dệt may, thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong 7 tháng, nhóm hàng công nghiệp chế biến thu về 185,8 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản trong 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đà tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 116,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao do giá các mặt hàng này tăng cao (xuất khẩu dầu thô tăng 57,4%; xăng dầu tăng 53%; quặng và khoáng sản khác tăng 13,2%).

Như vậy, tính đến hết tháng Bảy, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong những tháng trước đó, cùng với sự thuận lợi về tỷ giá (tỷ giá USD tăng mạnh trong khi các ngoại tệ khác như euro, yen Nhật lao dốc, tiền đồng ổn định đã tác động thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) nhưng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 có sự sụt giảm so với tháng 6 chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng hàng nông lâm thủy sản và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo với mức giảm lần lượt là 7,4% và 7,2%

Khai thác tốt cơ hội từ thị trường

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, cả nước đã chi 215,59 tỷ USD, để nhập khẩu hàng hóa, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo phía Bộ Công Thương, trong tháng 7/2022, giá các mặt hàng chiến lược, thiết yếu (xăng dầu, khí đốt) và giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất (than, gỗ, phân bón, titan, nhôm…) tiếp tục tăng cao đã dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng tăng cao, làm tăng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước.

Dù vậy, chiếm gần 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng vẫn là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch đạt 191,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, nhập khẩu các nhóm hàng năng lượng tiếp tục tăng cao, một phần do sản lượng nhập khẩu tăng, một phần do nguồn cung khan hiếm nên giá nhập khẩu tăng. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu than đá tăng tới 122,8% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện than; xăng dầu các loại tăng 125,7%; dầu thô tăng 31,2; khí đốt hoá lỏng tăng 43,3%...

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước xuất siêu 21 triệu USD. Tính chung 7 tháng, cả nước xuất siêu khoảng 764 triệu USD.

Nhằm tạo đà cho xuất khẩu trong những tháng cuối năm, đặc biệt là khai thác tốt tại những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... bên cạnh các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước tổ chức mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chủ động nắm bắt, phân tích, đánh giá chính sách nước sở tại, kịp thời tham mưu cho Bộ về các vấn đề mang tính chất chiến lược và đề xuất những phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời để bảo đảm quyền lợi của đất nước, của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng đó, tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho Bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương cố, phát triển sản xuất và đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu.

Bộ trưởng cũng lưu ý việc thúc đẩy hợp tác, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trong nước, đặc biệt là những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng. Đồng thời, chú trọng tìm kiếm, phát hiện, kết nối để đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu, chủ động tham gia và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với thị trường Mỹ, Thương vụ tại San Francisco (Hoa Kỳ), cho biết năm 2022 và 2023 sẽ tổ chức một loạt các sự kết nối, diễn đàn giữa bang Oregon, bang Colorado, khu vực bờ Tây của Hoa Kỳ với các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam, từ đó nâng tầm các quan hệ hợp tác cả về thương mại và đầu tư, giữa các đối tác.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Mobile VerionPhiên bản di động