Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Cần có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Việc mua bán mất kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, trà trộn các chất độc hại vào sản phẩm… đang tạo gánh nặng cho cơ quan quản lý, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Cảnh báo ma túy “núp bóng”, Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới Thuốc lá thế hệ mới trôi nổi gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng

Thông tin tại hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm” do Báo Pháp luật Việt Nam vừa tổ chức, ông Trần Thành Trung - Phòng Công nghiệp thực phẩm, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết về tiến độ trình Chính phủ, nêu rõ đề xuất cho Chính phủ đối với từng loại sản phẩm thuốc lá mới. Theo đó, về tiến độ xây dựng, trong năm 2022 và 2023, Bộ Công Thương và Bộ Y tế đã phối hợp và có 2 cuộc làm việc chính thức để hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị định để thay thế Nghị định 67.

Trong đó có đề xuất chính sách quản lý thuốc lá mới theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định về kinh doanh thuốc lá. Mặc dù Bộ Công Thương vẫn còn một số vướng mắc với Bộ Y tế về một số điều nhưng đang hướng tới sự đồng thuận về việc quản lý thuốc lá mới.

Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm”
Hội thảo “Kiểm soát thuốc lá mới có trách nhiệm”

"Theo đó, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến của Bộ Y tế để có thể trình Chính phủ theo hướng phù hợp với Hiến pháp, Luật Đầu tư, các quy định khác liên quan và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá, an toàn sức khỏe người sử dụng, dung hòa quyền lợi giữa các chủ thể liên quan và phù hợp thông lệ quốc tế" - ông Trung thông tin và cho biết thêm, các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận sự tồn tại của các sản phẩm thuốc lá làm nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác và đưa ra khuyến cáo các quốc gia nên quản lý sản phẩm theo Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC).

Đồng thời năm 2020, WHO tiếp tục ghi nhận trong tài liệu thông tin về thuốc lá làm nóng rằng thuốc lá làm nóng chứa nguyên liệu thuốc lá nên là sản phẩm thuốc lá.

Đại diện cho cơ quan thẩm định pháp lý, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp chia sẻ quan điểm: Thuốc lá làm nóng bao gồm các điếu thuốc ngắn và dùng thiết bị điện tử để làm nóng tạo ra nicotine; còn thuốc lá điện tử chỉ chứa dung dịch, dễ có khả năng bị trộn lẫn nhiều chất vào.

Theo khuyến nghị của WHO, thuốc lá làm nóng cần quản lý theo luật hiện hành đang áp dụng cho thuốc lá điếu thông thường. Đó là Luật Phòng chống tác hại thuốc lá 2012. Xét trên góc độ luật trong nước, luật cũng đã nêu rõ đối với các sản phẩm chứa thuốc lá thì cần chịu sự kiểm soát dưới luật. Ngoài Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá 2012, còn có Luật Đầu tư 2020, Nghị định 67/2013 làm căn cứ pháp lý phục vụ cho việc quản lý thuốc lá làm nóng. "Chúng ta cần tập trung quản lý để loại bỏ những sản phẩm nhập lậu bị lợi dụng để đưa chất cấm vào, bị kẻ gian dụ dỗ tiếp cận học sinh ở trường học. Đó là giải pháp quản lý hữu hiệu" - ông Lê Đại Hải nhấn mạnh.

Hiện nay ở Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa có chính sách quản lý, chưa được phép lưu hành nhưng lại được bán ở thị trường chợ đen với nhiều hình thức trên mạng, cửa hàng truyền thống. Những sản phẩm này hầu hết được nhập vào nước ta qua đường xách tay, nhập lậu… không được quản lý về chất lượng, nguồn gốc.

Trong quá trình xây dựng và đề xuất chính sách, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến từ các Bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp đều đồng ý và thống nhất nên cần một hành lang pháp lý đối với thuốc lá thế hệ mới nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết và có cơ sở.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7830 ngày 26/10/2021 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp Bộ Y tế nghiên cứu làm rõ thêm các cơ sở pháp lý, đánh giá các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đồng thời chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong thời gian chưa được phép lưu thông, sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thì theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác phòng chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Ông Lê Thành Hưng - Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng Nông nghiệp thực phẩm, VSQI, Bộ Khoa học - Công nghệ nhắc lại 3 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm thuốc lá làm nóng do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành năm 2020, và 4 tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm hóa hơi, trong đó có thuốc lá điện tử.

Theo ông Hưng, sự khác biệt cơ bản giữa thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử và xác nhận cho đến tháng 7/2021, đã có 184/195 quốc gia thành viên của WHO đưa mặt hàng thuốc lá làm nóng vào quy định quản lý các sản phẩm thuốc lá (hoặc sản phẩm khác) theo luật hiện hành.

Từ góc độ quyền lợi người tiêu dùng, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho biết: “Nếu đã đặt mục tiêu con người trên lợi ích thì chúng ta cần sớm bàn đến hướng triển khai làm sao để hệ thống quản lý đạt mục tiêu này. Nếu Luật hiện hành đã bao hàm thì tận dụng luật và tăng mức độ xử phạt để tăng tính nghiêm minh, đồng thời kiểm soát nguồn cung để làm sao thuốc lá mới đừng bán đại trà như thuốc lá điếu. Đồng thời, chúng ta cũng cần làm thế nào để giám sát các bên cung cấp, các nguồn cung sản phẩm kinh doanh có trách nhiệm, áp đặt những nguyên tắc ngăn chặn việc tiếp cận sai đối tượng”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Chí Nhân, Trưởng ban Pháp chế - Đào tạo, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) đề cập các quyền lợi của người dùng, cụ thể là người hút thuốc, đồng thời cũng nhấn mạnh sự tuân thủ của ngành đối với hệ thống pháp luật.

“Đề xuất Chính phủ sớm ban hành các chính sách quản lý phù hợp. Thị trường hiện nay mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, tuy nhiên với sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây thì việc chậm ban hành chính sách sẽ càng khó khăn hơn trong việc quản lý. Các đơn vị trong Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cam kết tuân thủ các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thuốc lá thế hệ mới như cách chúng tôi đang thực hiện với thuốc lá truyền thống” - ông Nhân nhận định.

Thông tin về tầm quan trọng của cơ quan quản lý trong việc kiểm soát toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới trên thị trường, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá: "Hiện nay chưa có sản phẩm thuốc lá nào là không độc hại, thì phải có các chính sách để quản lý. Thứ nhất là chính sách bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thứ hai là chính sách bảo vệ giới trẻ. Thứ ba là chính sách quản lý hàng hóa. Thứ tư là chính sách về đối ngoại, phải thực hiện những cam kết về nhân quyền, về môi trường theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết".

Bên cạnh đó, đại diện các Bộ, ngành liên quan cũng nhấn mạnh việc đưa các sản phẩm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử chịu chế tài của pháp luật, không đặt lợi ích kinh tế, nguồn thu của Nhà nước làm trọng tâm. Mục tiêu chính là để kiềm chế sự lan rộng các sản phẩm này bằng hàng rào pháp lý trên cơ sở bảo vệ cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động