Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.
Giá điện điều chỉnh tăng: Doanh nghiệp triệt để tiết kiệm điện Dự thảo Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới nhất Thủ tướng Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với cơ quan chức năng và chuyên gia về điện để tìm hiểu về giải pháp cho nội dung mới này.

* PHÓNG VIÊN: Thưa ông, theo quyết định mới nhất của Thủ tướng, cứ 3 tháng 1 lần có thể xem xét điều chỉnh lại mức giá bán lẻ điện bình quân, nghĩa là trong 1 năm có thể có 4 lần tăng giá điện. Việc này có thể xảy ra không?

* Ông NGUYỄN THẾ HỮU, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương): Theo quy định mới, giá điện không chỉ có tăng mà còn có thể phải giảm. Cụ thể là nếu tính toán chi phí mà giá bán điện bình quân thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng.

Kiểm soát chi phí giá điện
Ông Nguyễn Thế Hữu, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương)

Ngược lại, nếu khi tính toán mà mức giá này cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5%, EVN được tự quyết định tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Ở mức từ 5% đến dưới 10%, EVN phải báo cáo Bộ Công thương và chỉ được tăng tương ứng khi Bộ Công thương đồng ý. Còn từ 10% trở lên, Bộ Công thương, Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng xem xét.

Điểm mới của quy định này là cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện, cụ thể là rút ngắn từ 6 tháng còn 3 tháng. Nhưng điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng lại thay đổi giá 1 lần, mà còn tùy thuộc vào đánh giá tác động kinh tế vĩ mô, kết quả kiểm tra các yếu tố, chi phí đầu vào liên quan giá điện bình quân đã đủ mức để điều chỉnh hay chưa. Thêm nữa, giá điện cần điều chỉnh theo lộ trình để giảm tác động đến kinh tế vĩ mô và tránh ảnh hưởng tới khách hàng sử dụng điện.

* Theo báo cáo của EVN, hiện nay mức giá điện bình quân mà Chính phủ phê duyệt (sau 2 lần tăng trong năm 2023) vẫn đang nằm dưới giá thành thực tế do chi phí đầu vào còn ở mức cao và còn nhiều khoản chưa được đưa vào để tính. Nhưng, làm cách nào để người dân giám sát được mức tính toán này, đảm bảo tính công khai, minh bạch?

* Ông NGUYỄN THẾ HỮU: Để đảm bảo mức độ công bằng, minh bạch khi tính toán các yếu tố cấu thành chi phí giá điện (đầu vào), theo Quyết định 05 cũng như Quyết định 24, Bộ Công thương giữ vai trò chính trong điều hành giá điện và phối hợp với Bộ Tài chính, cùng các bộ có liên quan đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ về định hướng điều hành thị trường điện và năng lượng.

Bộ Công thương vẫn sẽ giữ vai trò chính trong việc kiểm tra, rà soát, giám sát các phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện, cũng như tham mưu, đề xuất Thủ tướng trong điều hành giá điện. Hàng năm Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sẽ kiểm tra chi phí và công khai để người dân giám sát, đảm bảo tính công khai, minh bạch.

* PGS-TS NGÔ TRÍ LONG, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính): Theo quy định mới, để giám sát giá điện, hàng năm EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công thương về chi phí sản xuất - kinh doanh điện đã được kiểm toán và căn cứ báo cáo này cùng với báo cáo tài chính của EVN (đã được cơ quan kiểm toán độc lập), Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất - kinh doanh điện, với sự tham gia của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan, hiệp hội liên quan.

Kiểm soát chi phí giá điện
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

Giá bán điện bình quân được xác định trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện… cùng các khoản chi phí khác được phân bổ theo quy định. Quy định là vậy, nhưng điều quan trọng là hàng năm hoặc hàng quý, cơ quan điều hành cũng như EVN cần kịp thời công khai các khoản chi phí, tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh doanh để người dân có thể giám sát.

* Ông đánh giá thế nào khi Bộ Công thương đề xuất chính sách 5 bậc thang của giá điện lũy tiến, thay cho 6 bậc hiện hành? Người dân có được lợi gì?

* PGS-TS NGÔ TRÍ LONG: Theo dự thảo mà Bộ Công thương đề xuất, nếu áp dụng mức giá điện bán lẻ theo 5 bậc này, càng sử dụng nhiều điện sẽ càng phải trả nhiều tiền hơn (chẳng hạn nếu mỗi tháng sử dụng từ 401kWh trở lên thì giá điện áp cho bậc 4 và 5 sẽ bằng 162-180% giá bán bình quân, song những hộ sử dụng mỗi tháng khoảng 301-400kWh sẽ hưởng mức giá thấp hơn so với mức hiện hành). Cách thiết kế này dựa trên tiêu chí các hộ sử dụng điện ở bậc 4 và 5 sẽ bù đắp phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện của các hộ thuộc bậc 1 và 2.

Theo tôi, việc tính giá điện bậc thang là cần thiết và phù hợp xu hướng thế giới để khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm hơn vì càng dùng nhiều càng phải trả giá cao. Nhưng, việc rút ngắn 6 bậc thành 5 bậc thì thường có tính chất “đánh đồng”, người sử dụng điện chưa chắc đã có lợi, vì theo nguyên tắc thì càng chia nhiều bậc thì giá điện mới phản ánh đúng mức điện tiêu thụ.

Kiểm soát chi phí giá điện
Công nhân Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra đường dây, hệ thống truyền tải điện trên địa bàn Hà Nội và một số địa phương miền Bắc. Ảnh: VĂN PHÚC

Hiện nay có những nước đang áp dụng tới 6 bậc, 8 bậc, cũng có nước chỉ 3-4 bậc. Nhưng theo tôi, việc chia bao nhiêu bậc cũng không quan trọng bằng cách tính và mức giá điện bán lẻ cho mỗi bậc. Mức giá này phải minh bạch, bám sát thực tế chi phí để doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh không bị lỗ mà người sử dụng cũng không bị thiệt. Vấn đề nóng, bất hợp lý hiện nay là người sử dụng điện sinh hoạt đang phải “gánh” cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Cụ thể là giá điện sinh hoạt đang ở mức rất cao so với giá điện bình quân, trong khi giá điện kinh doanh lại rẻ, nên không khích lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm điện. Thiết nghĩ, chúng ta không nên lấy giá điện sinh hoạt bù cho giá điện sản xuất và dịch vụ du lịch.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân:

Năm nay không thiếu điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Từ cuối năm ngoái đến nay, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo về việc khắc phục tình trạng thiếu điện như năm 2023. Thủ tướng đã giao Bộ Công thương phải trực tiếp giám sát, tham gia cùng EVN điều tiết, đảm bảo nguồn điện, đồng thời phải có đổi mới trong lập kế hoạch điều hành, điều độ nguồn điện. Đến nay, Bộ Công thương đã chủ động ban hành các kế hoạch về huy động nguồn phát điện và kế hoạch về cung ứng nguồn nguyên nhiên liệu khí, than cho sản xuất điện.

Điểm mới năm nay là Bộ Công thương đã ban hành riêng một kế hoạch về đảm bảo điện cho các tháng mùa khô (tháng 4-5-6-7). So với dự báo, hiện nay nhu cầu phụ tải tiêu thụ tăng nên Bộ Công thương đã làm việc với EVN và các đơn vị, tập đoàn, tổng công ty để chủ động, kịp thời điều độ nguồn điện. Do vậy, có đủ cơ sở để tin tưởng trong năm 2024 sẽ không lặp lại tình trạng thiếu điện như năm ngoái.

Theo www.sggp.org.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Ngày 20/12, diễn ra Lễ trao giải “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024".
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện với tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Cứ đến tháng 12 hàng năm cùng với các công ty điện lực trên toàn quốc, Công ty Điện lực Cao Bằng lại có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân khách hàng.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Chương trình "Thắp sáng làng quê” do Điện lực Bắc Hà triển khai tại các vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố quan trọng để có nguồn năng lượng bền vững và góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường.
Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế Việt Nam, tổ chức ngày 18/12/2024 tại Hà Nội.
Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Năm 2024, Vietsovpetro đạt gia tăng trữ lượng trên toàn Lô 09-1 là hơn 2,5 triệu tấn dầu, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất sớm 20 ngày.
Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024.
Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao 'Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả' năm 2024.
Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án và cung cấp dịch vụ O&M cho các nhà máy điện tại nước CHDCND Lào.
Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Thời gian qua PC Điện Tuyên Quang tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình điện, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu và dự báo từ các nhà khoa học chỉ ra, năng lượng sinh khối sẽ đóng vai trò chủ lực tại khu vực nông thôn.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động