Nhiều dịch vụ bảo hiểm thuộc đối tượng không chịu thuế Triển khai dịch vụ bảo hiểm vi mô số hóa tại thị trường Việt Nam Chính sách phải khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế |
Tham gia thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) chiều ngày 27/5, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà - đoàn Đồng Tháp, chính sách của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo Điều 5 dự thảo Luật là rất quan trọng, cho nên cần phải có quy định cụ thể từng chính sách của nhà nước.
Đại biểu Phạm Văn Hoà - đoàn Đồng Tháp thảo luận tại phiên họp |
Lấy ví dụ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 chỉ nêu chỉ khuyến khích, trong khi đó, dự thảo Luật chỉ có khoản 4 có quy định hỗ trợ kinh phí hàng năm cho doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp, bảo hiểm vi mô, còn các loại hình bảo hiểm khác thì quy định là khuyến khích, đơn giản hóa thủ tục hành chính chứ chưa nói đến hỗ trợ kinh phí để thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước đối với loại hình bảo hiểm.
Do đó, đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị nên quy định rõ ràng, rành mạch trong khoản 1, khoản 2, khoản 3 là “không phải chỉ khuyến khích mà phải cần có sự hỗ trợ về mặt kinh phí”.
Về hệ thống cơ sở dữ liệu kinh doanh bảo hiểm tại Điều 12, ngân sách đầu tư, cơ sở dữ liệu để quản lý doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp thông tin bên mua bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm là cần thiết.
Tuy nhiên, Luật cũng quy định thêm doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để cùng nhà nước thực hiện. Theo đại biểu, các dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp lúc nào cũng phải có cơ sở dự trữ phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho nên phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính, không thể Nhà nước đầu tư 100%, tỷ lệ đóng góp sẽ do Chính phủ quy định.
Về nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm theo Điều 6 quy định, dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế là cần thiết nhưng cũng phải thận trọng, có quy định rõ ràng, rành mạch, tránh trường hợp bị lợi dụng để chuyển tiền ra nước ngoài thông qua loại hình bảo hiểm này một cách hợp pháp.
Theo đại biểu, trên thực tế đã có dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có bảo hiểm, nhà nước không quản lý được. Mặt khác, cũng để bảo hiểm bảo vệ cho người mua, bảo hiểm không bị lừa dối thông qua mô hình này, rất là khó kiểm soát. Việc đầu tư ra nước ngoài theo Điều 113 cũng vậy, cần thận trọng để không bị lợi dụng thất thoát ngoại tệ.
Do đó, đại biểu cho rằng phải có quy định chặt chẽ hơn trong dự thảo Luật đối với các loại hình, các loại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù có ràng buộc theo quy định của pháp luật nhưng việc đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ rất khó kiểm soát.